Tuyệt đẹp các cổ vật trang trí hình rồng nổi tiếng Việt Nam

Một số cổ vật trang trí hình rồng nổi tiếng Việt Nam hiện được lưu giữ, bảo quản trong các bảo tàng. Những bảo vật quý giá này lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc Việt Nam trong nhiều thế kỷ.

Cột đá được chạm khắc hình rồng thuộc triều nhà Lý (thế kỷ 11 – 13) được khai quật từ Thành Thăng Long (Hà Nội). Cổ vật trang trí hình rồng này được trưng bày trong Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.

Cột đá được chạm khắc hình rồng thuộc triều nhà Lý (thế kỷ 11 – 13) được khai quật từ Thành Thăng Long (Hà Nội). Cổ vật trang trí hình rồng này được trưng bày trong Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Ảnh: Vietnamnet.

Hình tượng rồng được trang trí trên chuông Văn Bản được làm bằng chất liệu đồng (thế kỷ 13 – 14, Đồ Sơn, Hải Phòng). Ảnh: Vietnamnet.

Hình tượng rồng được trang trí trên chuông Văn Bản được làm bằng chất liệu đồng (thế kỷ 13 – 14, Đồ Sơn, Hải Phòng). Ảnh: Vietnamnet.

Đỉnh bạc triều Nguyễn, niên hiệu Khải Định năm thứ 1, nổi bật với hình tượng rồng (1916). Ảnh: Vietnamnet.

Đỉnh bạc triều Nguyễn, niên hiệu Khải Định năm thứ 1, nổi bật với hình tượng rồng (1916). Ảnh: Vietnamnet.

Bình bạc triều Nguyễn (1802 – 1945) được trang trí với hình tượng rồng. Ảnh: Vietnamnet.

Bình bạc triều Nguyễn (1802 – 1945) được trang trí với hình tượng rồng. Ảnh: Vietnamnet.

Hình ảnh rồng trên đĩa gốm hoa lam có từ triều Lê sơ (thế kỷ 15). Cổ vật này được tìm thấy trong xác tàu đắm ở Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Ảnh: Vietnamnet.

Hình ảnh rồng trên đĩa gốm hoa lam có từ triều Lê sơ (thế kỷ 15). Cổ vật này được tìm thấy trong xác tàu đắm ở Cù Lao Chàm, Hội An, Quảng Nam. Ảnh: Vietnamnet.

Năm 1846-1847, Vua Thiệu Trị cho làm chiếc ấn Loan phụng ngũ đại đồng đường nhất thống Thiệu Trị chi bảo (làm bằng ngà có hình rồng cuộn). Ảnh: CAND.

Năm 1846-1847, Vua Thiệu Trị cho làm chiếc ấn Loan phụng ngũ đại đồng đường nhất thống Thiệu Trị chi bảo (làm bằng ngà có hình rồng cuộn). Ảnh: CAND.

Mũ thượng triều của Vua triều Nguyễn làm bằng vàng, đá quý và san hô được dùng trong lễ thiết đại triều (lễ đăng quang nhà vua, lễ sinh nhật vua, lễ tiếp các sứ thần ngoại giao cao cấp...). Ảnh: CAND.

Mũ thượng triều của Vua triều Nguyễn làm bằng vàng, đá quý và san hô được dùng trong lễ thiết đại triều (lễ đăng quang nhà vua, lễ sinh nhật vua, lễ tiếp các sứ thần ngoại giao cao cấp...). Ảnh: CAND.

Bộ đĩa đựng món gỏi trong ẩm thực cung đình Huế được trang trí với những họa tiết rồng. Ảnh: CAND.

Bộ đĩa đựng món gỏi trong ẩm thực cung đình Huế được trang trí với những họa tiết rồng. Ảnh: CAND.

Đây là quả cầu cửu long sơn thếp vàng thời Nguyễn 1802-1945. Ảnh: CAND.

Đây là quả cầu cửu long sơn thếp vàng thời Nguyễn 1802-1945. Ảnh: CAND.

Kim sách bằng vàng được chạm khắc hình rồng tinh xảo có niên hiệu Thiệu Trị thứ 5 (1845). Ảnh: CAND.

Kim sách bằng vàng được chạm khắc hình rồng tinh xảo có niên hiệu Thiệu Trị thứ 5 (1845). Ảnh: CAND.

Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tuyet-dep-cac-co-vat-trang-tri-hinh-rong-noi-tieng-viet-nam-1948407.html