Tường tận mặt trận đẫm máu, ác liệt nhất Chiến tranh thế giới thứ 2

Sau trận Vòng cung Kursk, phát xít Đức có 537.000 lính thiệt mạng và bị thương, con số đó bên phía Hồng Quân là 863.000 người. Dù chịu tổn thất nặng nề nhưng đây được coi là trận đánh mang tính bước ngoặt trong chiến tranh thế giới thứ 2 của Liên Xô.

Việc Phát xít Đức tiến đánh lãnh thổ Liên Xô đã mở ra chiến trường ác liệt nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2 với một bên là đội quân hiện đại, thiện chiến còn một bên là những người Liên Xô yêu nước quả cảm cực kỳ liều lĩnh và gan dạ. Ảnh: Những người lính Liên Xô đang chiến đấu trên đống gạch vụn của thành phố Stalingrad. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Chỉ huy trưởng đơn vị lính Cossack ở Kharkov, Ukraine. Cossack (còn có phiên âm tiếng việt là Cô-dắc) là đơn vị lính cực kỳ thiện chiến và có truyền thống hàng trăm năm tuổi của Liên Xô. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Lính Đức bên cạnh khẩu pháo chống tăng chờ sẵn quân Liên Xô vào tầm để khai hỏa. Ảnh chụp cuối năm 1942. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Những người dân và trẻ em trong thành phố Leningrad múc nước từ đường ống vỡ để sử dụng vào mùa đông năm 1942. Đây là thành phố anh hùng của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai với 900 ngày bị Đức bao vây nhưng vẫn kiên cường chống trả tới cùng. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Do bị bao vây mọi mặt kèm theo mùa đông khắc nghiệt, đã có tới 1,5 triệu binh lính, dân thường và trẻ em thiệt mạng trong suốt 900 ngày đêm Leningrad bị bao vây. Phần lớn trong số họ bị chết rét, chết đói, bệnh tật, chỉ một số nhỏ chết do bom đạn và trong các trận chiến với kẻ thù. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Một phụ nữ Liên Xô trước căn nhà cháy rụi của bà. Trong thời gian đầu của cuộc chiến, thế và lực của Phát xít Đức quá mạnh khiến các đơn vị tiền tuyến của Liên Xô chỉ biết rút lui liên tục. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Quân Đức ở Ukraine xử tử tại chỗ những người Do Thái ở Kiev, Ukraine, 1942. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Một người lính Đức đang cầm khẩu PPSh-41 của Liên Xô trong trận chiến ở Stalingrad. Không biết từ bao giờ, những người lính Đức lại cho rằng khẩu PPSh-41 của Liên Xô ít bị kẹt đạn hơn so với khẩu MP-40 của Đức còn những người lính Liên Xô lại nghĩ.. ngược lại. Vậy nên hình ảnh lính Đức dùng súng Liên Xô và lính Liên Xô dùng súng Đức một phần là do họ... thích thế chứ không hẳn là do thiếu thốn vũ khí. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Xe tăng Đức vượt sông vào tháng 8/1942, phía sau lưng họ là một cây cầu có vẻ đã bị đánh sập. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Những người lính Liên Xô chiến đấu trong nhà máy "Tháng 10 đỏ" nổi tiếng ở Stalingrad vào tháng 10/1942, phía xa có một người lính Liên Xô đang cầm khẩu MP-40 của Đức. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Lính Hồng quân Liên Xô dàn quân cùng pháo chống tăng đón lõng chờ xe tăng Đức. Ảnh chụp vào tháng 10/1942, không rõ địa điểm và đơn vị trong ảnh. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Lính Đức tiến quân ở ngoại ô thành phố Stalingrad, ảnh chụp vào cuối năm 1942. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Bên trong một nhà máy ở Stalingrad hoang tàn và đổ nát sau hàng tháng trời hứng chịu bom đạn của cả hai bên dội vào. Ảnh chụp ngày 28/12/1942. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Lính Liên Xô chiến đấu bên ngoài thành phố Leningrad. Một số lượng rất lớn tiểu liên PPSh-41 đã được trang bị cho binh lính bên trong Leningrad khiến họ có lợi thế lớn hơn hẳn so với những kẻ thù bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến giữa thành phố chật chội. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Lính bắn tỉa Liên Xô dàn quân trên nóc một căn nhà. Thường thì 2 đến 3 lính bắn tỉa Liên Xô sẽ cùng nhắm vào một mục tiêu để tăng tối đa sắc xuất bắn trúng hoặc nếu cả 3 cùng trúng thì càng tốt, mục tiêu chắc chắn sẽ tử vong sau đó nếu dính cả 3 viên đạn cùng lúc. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Những người lính Liên Xô tác chiến trên những đống gạch vụn, nhiều người trong số họ có vợ con và nhà ở ngay cuối phố, con đường nơi họ chiến đấu chính là con đường thường ngày họ đi làm trước đây, đó là một lợi thế tinh thần cực kỳ lớn mà không một lính Đức nào có được trong trận chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Hồng quân Liên Xô tiến công trong tầm đạn pháo của quân địch. Ảnh chụp tháng 3 năm 1943. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Hồng quân Liên Xô tiến công phá vây ở thành phố Stalingrad vào đầu năm 1943. Những tướng lĩnh Liên Xô chấp nhận đánh đổi thương vong bằng cách sử dụng chiến thuật biển người với số lượng vượt trội để chống lại một đội quân hiện đại và thiện chiến hơn họ nhiều lần. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Biển xe tăng và xe thiết giáp của quân Đức trong trận Vòng cung Kursk, tham gia trận chiến này phía Đức có gần 1 vạn khẩu pháo, 3 nghìn xe tăng và 3 nghìn máy bay, phía Nga có tới 3 vạn khẩu pháo và cối, 5 nghìn xe tăng và hơn 2.500 máy bay các loại. Đây là cuộc đấu tăng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Sau trận Vòng cung Kursk, phía Đức có 537.000 lính thiệt mạng và bị thương, con số đó bên phía Hồng Quân là 863.000 người. Dù chịu tổn thất nặng nề nhưng đây được coi là trận đánh mang tính bước ngoặt trong chiến tranh thế giới thứ 2 của Liên Xô, giúp họ chuyển từ thế phòng thủ sang thế tấn công. Ảnh: Một sỹ quan Liên Xô rút thuốc lá ra mời các tù binh Đức đã đầu hàng. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Video Tóm tắt nhanah thế chiến 2 - Nguồn: Tóm Tắt Nhanh@Youtube

PV

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tuong-tan-mat-tran-dam-mau-ac-liet-nhat-chien-tranh-the-gioi-thu-2-1392346.html