Tương lai mù mịt của eSports tại Mỹ

Thể thao điện tử đứng trước tương lai mù mịt khi hàng loạt tổ chức hàng đầu đang tìm mọi cách để bán lại suất thi đấu vì tình hình kinh doanh bết bát.

Năm 2017, Madison Square Garden Sports, một nhóm đầu tư với người đứng đầu là James Dolan, chủ sở hữu của đội bóng rổ New York Knicks và đội hockey New York Rangers, tuyên bố thể thao điện tử chuyên nghiệp sẽ là tương lai của thể thao.

Các nhà đầu tư ở New York sau đó đã chi hơn 10 triệu USD để mua phần lớn cổ phần của Counter Logic Gaming, một trong những tổ chức Esports lâu đời nhất tại Bắc Mỹ.

“Madison Square Garden từng tổ chức trận chung kết mùa hè của League Championship Series, giải đấu Liên Minh Huyền Thoại cấp cao nhất của khu vực Bắc Mỹ và cháy vé. Đó là dấu hiệu cho thấy thể thao điện tử đã sẵn sàng thống lĩnh những sân khấu lớn nhất của thể thao. Môn thể thao này đang đứng trước sự thay đổi to lớn mà chúng tôi tin rằng có tiềm năng tạo ra sự tăng trưởng đáng kể", David O’Connor, CEO của Madison Square Garden nói.

 Đám đông cuồng nhiệt ở trận bán kết giữa ROX Tigers và SK Telecom T1 tại Chung kết thế giới năm 2016 tổ chức ở Madison Square Garden. Ảnh: Time.

Đám đông cuồng nhiệt ở trận bán kết giữa ROX Tigers và SK Telecom T1 tại Chung kết thế giới năm 2016 tổ chức ở Madison Square Garden. Ảnh: Time.

Bong bóng vỡ

Tuy nhiên, chỉ 6 năm sau, mọi viễn cảnh tươi đẹp ấy đang bị đặt dấu hỏi. Doanh thu từ thể thao điện tử đã giảm xuống dưới mức mong đợi, khiến các nhà đầu tư bắt đầu hoài nghi về tiềm năng thực sự Esports.

Như một hệ quả tất yếu, năm 2022, chủ sở hữu của Madison Square Garden đã cố gắng tìm cách thoát khỏi thế giới game bằng việc bán đội tuyển của họ.

Sau nhiều năm được tung hô như điều lớn lao tiếp theo trong lĩnh vực giải trí, thể thao điện tử ở Mỹ đang nhường chỗ cho những con số không biết nói dối về kinh tế.

 Sau nhiều năm được tung hô như điều lớn lao tiếp theo trong lĩnh vực giải trí, thể thao điện tử ở Mỹ đang nhường chỗ cho những con số không biết nói dối về kinh tế. Ảnh: New York Times.

Sau nhiều năm được tung hô như điều lớn lao tiếp theo trong lĩnh vực giải trí, thể thao điện tử ở Mỹ đang nhường chỗ cho những con số không biết nói dối về kinh tế. Ảnh: New York Times.

Không thể mang lại lợi nhuận, nhiều chủ sở hữu các đội ở LCS phải cắt giảm chi phí bằng cách sa thải nhân viên và chấm dứt hợp đồng với các tuyển thủ ngôi sao. Thậm chí, một số tổ chức còn sẵn sàng chịu lỗ để có thể rút khỏi giới thể thao điện tử càng sớm càng tốt.

Đáng báo động nhất, khán giả dường như đang mất hứng thú với việc theo dõi một trận đấu giữa các tuyển thủ chuyên nghiệp.

Theo ước tính từ công ty dữ liệu Esports Charts, giải đấu LCS mùa xuân năm 2023 chỉ ghi nhận 14,8 triệu giờ xem, giảm 13% so với một năm trước đó. Nếu so với năm 202, con số này thậm chí còn sụt giảm đến 32%.

Cũng giống như trong các môn thể thao truyền thống, những game thủ ở tầm cỡ siêu sao có thể kiếm được mức lương cả triệu USD, kết quả từ việc thu hút được một lượng NHM khổng lồ và những hợp đồng tài trợ béo bở.

Mặc dù vậy, chính những siêu sao này giờ đây lại là gánh nặng khiến các giải đấu phải vật lộn để kiếm tiền. Quan hệ đối tác để phát sóng các giải đấu thể thao điện tử trên những nền tảng phổ biến như YouTube và Twitch đã tan biến.

Các nhà tài trợ tìm mọi cách để cắt giảm ngân sách, trong khi chủ sở hữu của các đội thua lỗ phải gồng mình trả mức lương khổng lồ cho những game thủ siêu sao.

Evil Geniuses (EG), tổ chức Esports Bắc Mỹ từng hợp tác với CLB Wolverhampton theo thỏa thuận trị giá hơn 250 triệu USD chia với cả 4 tuyển thủ đắt giá nhất là Inspired, Vulcan, Ssumday và FBI.

100 Thieves, tổ chức eSports từng được định giá 190 triệu USD, liên tiếp sa thải nhân viên và các giám đốc điều hành cấp cao.

 Kể từ năm 2022, Madison Square Garden đã cố gắng tìm mọi cách để thoát khỏi giới Esports bằng cách bán đội Counter Logic Gaming và thu hồi lại một số khoản đầu tư. Ảnh: Reuters.

Kể từ năm 2022, Madison Square Garden đã cố gắng tìm mọi cách để thoát khỏi giới Esports bằng cách bán đội Counter Logic Gaming và thu hồi lại một số khoản đầu tư. Ảnh: Reuters.

Faze Clan, tổ chức được định giá 305 triệu USD vào năm 2020 còn thê thảm hơn khi giá cổ phiếu liên tục giảm không thấy "đáy" và hiện chỉ còn 0,5 USD một cổ phiếu.

Hồi tháng 3, FaZe đã nhận được thông báo hủy niêm yết từ sàn Nasdaq, kèm cảnh báo có thể bị xóa khỏi sàn giao dịch chứng khoán nếu giá cổ phiếu không tăng trở lại trên 1 USD. FaZe sau đó cho biết họ đã sa thải khoảng 40% nhân viên sau một đợt cắt giảm lớn.

Khoảng cách trình độ giữa các khu vực

Theo tờ New York Times, Team SoloMid (TSM), một trong những tổ chức thể thao điện tử giàu thành tích nhất cũng đang muốn bán suất thi đấu tại LCS.

Thông tin này gây sốc và giáng một đòn lớn đối với giải đấu Liên Minh Huyền Thoại cấp cao nhất của khu vực Bắc Mỹ bởi TSM là một trong những thương hiệu lâu đời và nổi bật nhất của thể thao điện tử nước Mỹ.

Tuy nhiên, khác với những tổ chức khác cắt giảm vì vấn đề doanh thu, Andy Dinh, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành TSM cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng việc tổ chức quyết định rút khỏi LCS đơn giản chỉ bởi đội đã không còn cơ hội cạnh tranh chức vô địch ở Chung kết thế giới.

 Các đội tuyển châu Á tỏ ra quá vượt trội ở tựa game Liên Minh Huyền Thoại. Ảnh: Riot Games.

Các đội tuyển châu Á tỏ ra quá vượt trội ở tựa game Liên Minh Huyền Thoại. Ảnh: Riot Games.

Khoảng cách về trình độ giữa các khu vực là một trong những nguyên nhân lớn khiến Esports kém hấp dẫn.

Hầu hết đội tuyển hay tuyển thủ Liên Minh Huyền Thoại giỏi nhất đều đến từ châu Á, với những cường quốc hàng đầu về Esports như Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Trong khi đó, ở các khu vực như Bắc Mỹ hay châu Âu từ lâu đã tỏ ra tụt hậu về sức mạnh cạnh tranh và chất lượng tuyển thủ.

Ở chiều ngược lại, với tựa game bắn súng CS:GO, các đội tuyển phương Tây thể hiện sự thống trị tuyệt đối.

Chính sự phân cực này khiến Riot Games, nhà phát hành Liên Minh Huyền Thoại chịu áp lực lớn. Kể từ khi được ra mắt, Liên Minh Huyền Thoại đã tạo ra doanh thu hàng tỷ USD cho Riot Games, nhưng giải đấu thể thao điện tử xoay quanh tựa game này vẫn mang lại bất kỳ doanh thu nào.

Công thức này tỏ ra mâu thuẫn với chủ sở hữu của các đội thể thao điện tử, những người đã trả cho Riot Games ít nhất 10 triệu USD cho một suất thi đấu tại LCS, kèm lời hứa rằng họ sẽ kiếm được lợi nhuận lớn.

Thậm chí, mâu thuẫn này ngày càng nghiêm trọng hơn khi nhiều game thủ ở LCS đồng loạt biểu quyết nghỉ thi đấu dẫn đến việc giải đấu mùa hè phải trì hoãn trong ít nhất là hai tuần.

Nguyên nhân đến từ việc Riot Games thông báo cho phép các đội ở LCS không cần phải duy trì đội 2, vốn là sân chơi cho các tài năng trẻ trước khi lên chuyên nghiệp.

 Giải đấu LCS khu vực Bắc Mỹ mùa hè 2023 đứng trước nguy cơ không thể tổ chức do các tuyển thủ đình công sau quy định mới từ nhà phát hành Riot Games. Ảnh: Riot Games.

Giải đấu LCS khu vực Bắc Mỹ mùa hè 2023 đứng trước nguy cơ không thể tổ chức do các tuyển thủ đình công sau quy định mới từ nhà phát hành Riot Games. Ảnh: Riot Games.

Chính điều này đã làm dấy lên sự chỉ trích từ Hiệp hội người chơi LCS (LCSPA), khi họ cho rằng quyết định từ nhà phát hành Liên Minh Huyền Thoại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai các đội tuyển tại khu vực.

Một số khác lại coi cuộc di cư của các tổ chức lớn là một cơ hội lớn. Theo Andy Miller, chủ tịch NRG Esports, công ty đã mua lại suất thi đấu của Madison Square Garden, ông nhìn thấy cơ hội lớn đang mở ra trong ngành khi những tên tuổi lớn rời đi.

“Đây là thời điểm khó khăn, nhưng cũng là cơ hội của chúng ta. Tôi nghĩ rằng đây là lúc để giành lấy một lượng NHM của giải đấu”, ông Miller nói.

Anh Tuấn

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tuong-lai-mu-mit-cua-esports-tai-my-post1437135.html