'Tự kỷ ám thị' đã ra đời như thế nào?

Sau khi làm trợ lý cho một số thí nghiệm của Líebeault, ông bắt đầu nghiên cứu và tự thực hành ám thị thôi miên.

Vì vậy, cũng là lẽ tự nhiên khi Tâm lý học thực tiễn cơ bản phải là thứ Tâm lý học ngắn gọn mà tôi đã đề cập. Do đó, vị tiền bối vĩ đại của Coúe là Bernheim đã đưa ra các định nghĩa hơi thô thiển và gây tranh cãi về “ý tưởng” và “ám thị” (“Ám thị là một ý tưởng được biến thành hành động”). Với Coúe, khía cạnh này thậm chí còn rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, dù chúng ta có thể chỉ ra những hạn chế trong cách nghĩ của ông, chúng ta cũng chẳng cần bận tâm quá nhiều đến chúng. Đó thực ra chính là những hạn chế mà tư tưởng tự đặt ra để trở thành một hành động mạnh mẽ hơn.

Vào năm 1885, khi ông hai mươi tám tuổi, chàng dược sĩ trẻ tuổi quê ở Troyes đã gặp Líebeault lần đầu tiên. Và cuộc gặp gỡ đó đã quyết định toàn bộ cuộc của chàng dược sĩ này.

Giữa hai người đàn ông có những điểm tương đồng đáng chú ý. Líebeault chỉ là một bác sĩ nông thôn, khiêm tốn và không có tham vọng, nhưng đồng thời cũng là một thiên tài. Ông là người đầu tiên chỉ rõ được sự tồn tại của hiện tượng tự kỷ ám thị, và gần như đã làm nên được điều kỳ diệu.

Ảnh minh họa. Nguồn: cottonbro studio/Pexels.

Cuối cùng, ông đã đến cư trú tại thành phố Nancy, nơi ông tìm thấy Bernheim - một môn đệ đồng thời là nhà lý thuyết mà thông qua người này, các ý tưởng của ông đã được thế giới biết đến. Giờ hãy nhìn vào lịch sử về Émile Coúe, ta sẽ thấy có nhiều điểm tương tự. Ông luôn cư xử với sự khiêm nhường giống như Líebeault. Ông chưa bao giờ cậy nhờ người khác nhưng luôn thoải mái giúp đỡ khi người khác tìm ông để nhờ cậy.

Mới đầu chỉ là mấy người hàng xóm, và cho đến bây giờ, tuần nào cũng có vài người Anh băng qua eo biển Manche chỉ với mục đích duy nhất là đến thăm ông tại Nancy. Với tính cách giản dị vốn có của những con người trung thực và vĩ đại, ông luôn thấy ngạc nhiên về điều này, ngạc nhiên khi thấy rằng ý tưởng của ông đã chinh phục cả châu Âu.

Sau khi làm trợ lý cho một số thí nghiệm của Líebeault, ông bắt đầu nghiên cứu và tự thực hành ám thị thôi miên. Ngay lập tức, ông nhận thức được khả năng của nó, nhưng khi Líebeault thực hành, ông phát hiện trong đó một sự mơ hồ đã cản trở công việc của họ: “Nó thiếu phương pháp,” Coúe có lẽ sẽ nói như vậy.

Với tính cách ưa chủ động và làm việc với những thứ cụ thể, việc không có cái gì đó để “chạm” và “xử lý” khiến ông không thoải mái khi đối mặt với một công việc khó nắm bắt và mang lại kết quả thất thường như vậy.

Trong lúc chưa có một phương pháp thử nghiệm và thực hành, ông đã tự do thể hiện năng lực quan sát của mình, một kỹ năng mà ông giỏi nhất (bạn sẽ nhận ra thật tuyệt vời làm sao khi nhớ rằng vào một ngày đẹp trời, người đàn ông này đã khám phá ra mình có tài làm mô hình đầu người bằng đất sét mà không cần học qua một khóa học nào về đắp tượng trước đó).

Émile Coúe/Bách Việt - NXB Phụ Nữ Việt Nam

Nguồn Znews: https://znews.vn/tu-ky-am-thi-da-ra-doi-nhu-the-nao-post1468681.html