Truy thủ phạm ẩn sau lời nguyền trong mộ Tutankhamun, chuyên gia 'tái mặt' vì...

Theo thống kê, ít nhất 22 người liên quan đến cuộc khai quật lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun thiệt mạng. Những cái chết này được cho là liên quan đến lời nguyền lăng mộ. Liệu điều này có chính xác?

Vào ngày 4/11/1922, nhà Ai Cập học người Anh Howard Carter cùng các đồng nghiệp đã tìm thấy lăng mộ của pharaoh Ai Cập Tutankhamun ở Thung lũng các vị vua của Ai Cập.

Sau khi phát hiện, các chuyên gia đã tiến hành cuộc khai quật và tìm thấy hơn 5.000 cổ vật quý hiếm tại nơi an nghỉ của pharaoh Tutankhamun nổi tiếng Ai Cập cổ đại, bao gồm xác ướp nhà vua, mặt nạ vàng ròng, ngai vàng...

Tuy nhiên, những cái chết đột ngột, bí ẩn xảy đến với những người có liên quan đến cuộc khai quật lăng mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamun khiến nhiều người tin rằng lời nguyền mộ cổ có thật. Do khai quật mộ cổ, đưa các cổ vật lên mặt đất nên lời nguyền ứng nghiệm lên những người quấy rầy giấc ngủ ngàn thu của pharaoh Tutankhamun.

Bởi lẽ, 5 tháng sau khi bắt đầu khai quật lăng mộ Tutankhamun, Lord Carnarvon qua đời. Vào thời điểm ông qua đời, một sự việc kỳ lạ và bí ẩn xảy ra là tất cả các đèn đều tắt ở Cairo. Các bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh phổi và nhiễm độc máu do muỗi đốt.

Một tháng sau, George Jay Gould, triệu phú người Mỹ từng ghé thăm ngôi mộ, đột ngột qua đời. Tiếp đến Nhà công nghiệp người Anh Joel Wolfe, một trong những vị khách đầu tiên đến lăng mộ pharaoh Tutankhamun, cũng rơi vào tình trạng hôn mê và qua đời bí ẩn.

Tính đến năm 1929, 22 người đã tham gia vào việc khám phá lăng mộ của pharaoh Tutankhamun qua đời được cho là liên quan đến lời nguyền rùng rợn.

Để giải mã cái chết của 22 người này, một số chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu. Trong số này, vào năm năm 2003, 2 bác sĩ công bố một bài báo trên tạp chí Lancet với nội dung aspergillus - một loại nấm phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm khi ở trong mộ cổ suốt thời gian dài.

Khi tiếp xúc với loại nấm aspergillus, những người có hệ miễn dịch yếu có thể nhiễm độc dẫn tới đau ốm, bệnh tật rồi tử vong.

Dù vậy, các chuyên gia vẫn chưa thể tìm được những bằng chứng khoa học giúp chứng minh nấm aspergillus có thực sự là "thủ phạm" đứng sau lời nguyền chết chóc trong mộ pharaoh Tutankhamun hay không.

Do đó, các chuyên gia vẫn nỗ lực nghiên cứu lăng mộ của pharaoh Tutankhamun và cái chết liên quan với hy vọng sẽ sớm giải mã thành công bí ẩn về lời nguyền mộ cổ.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn kho báu “vượt thời gian” 3.300 năm ở Ai Cập.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/truy-thu-pham-an-sau-loi-nguyen-trong-mo-tutankhamun-chuyen-gia-tai-mat-vi-1899059.html