Trung Quốc có giành ngôi á quân về xuất khẩu máy bay chiến đấu?

Với việc đầu tư 'không có điểm dừng', liệu Trung Quốc có thể đánh bại Nga và Pháp, để trở thành nhà xuất khẩu máy bay chiến đấu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, hay chỉ là 'nhà sản xuất tiềm năng'?

Theo dữ liệu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đã trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới; đồng thời đang dần vượt lên dẫn trước trong cuộc đua, trở thành nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu.

Theo dữ liệu mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Trung Quốc đã trở thành quốc gia chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới; đồng thời đang dần vượt lên dẫn trước trong cuộc đua, trở thành nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu.

Trung Quốc từ vị trí thứ chín (trong giai đoạn 2005-2009), đã vươn lên giữ vị trí là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Nga, Pháp và Đức trong suốt thập kỷ qua (2010-2020).

Trung Quốc từ vị trí thứ chín (trong giai đoạn 2005-2009), đã vươn lên giữ vị trí là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ năm trên thế giới, sau Mỹ, Nga, Pháp và Đức trong suốt thập kỷ qua (2010-2020).

Theo đánh giá của SIPRI, thị trường vũ khí của Trung Quốc phần lớn được tiêu thụ bởi một số quốc gia châu Á (77,3%), tiếp theo là châu Phi (19,1%) và 3,6% còn lại đến các khu vực khác trên thế giới (chủ yếu là khu vực Mỹ Latinh).

Theo đánh giá của SIPRI, thị trường vũ khí của Trung Quốc phần lớn được tiêu thụ bởi một số quốc gia châu Á (77,3%), tiếp theo là châu Phi (19,1%) và 3,6% còn lại đến các khu vực khác trên thế giới (chủ yếu là khu vực Mỹ Latinh).

Các khách hàng hàng đầu mua của vũ khí Trung Quốc ở châu Á bao gồm: Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Ở châu Phi, các nước như Algeria, Tanzania, Nigeria vẫn là những nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Trung Quốc.

Các khách hàng hàng đầu mua của vũ khí Trung Quốc ở châu Á bao gồm: Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Ở châu Phi, các nước như Algeria, Tanzania, Nigeria vẫn là những nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Trung Quốc.

Lý do vũ khí Trung Quốc có chỗ đứng trên thị trường thế giới, theo giới phân tích, không phải do vũ khí Trung Quốc có tính năng vượt trội mà chủ yếu là do Trung Quốc được hưởng lợi, khi các quốc gia này bị cấm vận vũ khí của phương Tây.

Lý do vũ khí Trung Quốc có chỗ đứng trên thị trường thế giới, theo giới phân tích, không phải do vũ khí Trung Quốc có tính năng vượt trội mà chủ yếu là do Trung Quốc được hưởng lợi, khi các quốc gia này bị cấm vận vũ khí của phương Tây.

Các quốc gia như Venezuela, nơi Mỹ đặt lệnh cấm vận vũ khí vì không hợp tác với các nỗ lực chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu, Pakistan đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế tương tự và Iran, đối thủ không đội trời chung với Mỹ, đã phải chuyển hướng sang mua các khí tài quân sự của Trung Quốc.

Các quốc gia như Venezuela, nơi Mỹ đặt lệnh cấm vận vũ khí vì không hợp tác với các nỗ lực chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu, Pakistan đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế tương tự và Iran, đối thủ không đội trời chung với Mỹ, đã phải chuyển hướng sang mua các khí tài quân sự của Trung Quốc.

Việc vũ khí Trung Quốc xuất hiện tràn lan tại các khu vực xung đột (được sản xuất bởi cả các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tại Trung Quốc), đặc biệt là ở khu vực Trung Đông, đã bị các chuyên gia quốc tế nhiều lần chỉ trích về trách nhiệm quản lý vũ khí của nước này.

Việc vũ khí Trung Quốc xuất hiện tràn lan tại các khu vực xung đột (được sản xuất bởi cả các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tại Trung Quốc), đặc biệt là ở khu vực Trung Đông, đã bị các chuyên gia quốc tế nhiều lần chỉ trích về trách nhiệm quản lý vũ khí của nước này.

Trung Quốc đang cố gắng phá bỏ định kiến của thế giới về vũ khí Trung Quốc, đó là những vũ khí có phẩm cấp thấp, giá rẻ và sao chép các mẫu vũ khí nước ngoài. Hiện Trung Quốc đang nỗ lực xuất khẩu những vũ khí “công nghệ cao”, như máy bay chiến đấu ra nước ngoài.

Trung Quốc đang cố gắng phá bỏ định kiến của thế giới về vũ khí Trung Quốc, đó là những vũ khí có phẩm cấp thấp, giá rẻ và sao chép các mẫu vũ khí nước ngoài. Hiện Trung Quốc đang nỗ lực xuất khẩu những vũ khí “công nghệ cao”, như máy bay chiến đấu ra nước ngoài.

Shenyang Aircraft Corp (SAC), một công ty cổ phần, do nhà nước Trung Quốc chiếm giữ cổ đông chi phối, được coi là “cái nôi” sản xuất máy bay chiến đấu của Trung Quốc; chính tại nơi đây đã sản xuất thành công máy bay chiến đấu kể từ thời Mao Trạch Đông.

Shenyang Aircraft Corp (SAC), một công ty cổ phần, do nhà nước Trung Quốc chiếm giữ cổ đông chi phối, được coi là “cái nôi” sản xuất máy bay chiến đấu của Trung Quốc; chính tại nơi đây đã sản xuất thành công máy bay chiến đấu kể từ thời Mao Trạch Đông.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, J-5, J-6 và J-7 là những bản sao chép ngược của máy bay chiến đấu MiG-17, MiG-19 và MiG-21 của Liên Xô, và những máy bay sao chép ngược này, đã đưa Trung Quốc lên bản đồ toàn cầu trong sản xuất và xuất khẩu máy bay.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, J-5, J-6 và J-7 là những bản sao chép ngược của máy bay chiến đấu MiG-17, MiG-19 và MiG-21 của Liên Xô, và những máy bay sao chép ngược này, đã đưa Trung Quốc lên bản đồ toàn cầu trong sản xuất và xuất khẩu máy bay.

Những khách hàng của máy bay chiến đấu Trung Quốc khi đó bao gồm Pakistan, Albania, Ai Cập, Iran, Myanmar, Nigeria và thậm chí là cả Mỹ, đã mua một phi đội máy bay chiến đấu J-7, để sử dụng làm “quân xanh” trong thử nghiệm.

Những khách hàng của máy bay chiến đấu Trung Quốc khi đó bao gồm Pakistan, Albania, Ai Cập, Iran, Myanmar, Nigeria và thậm chí là cả Mỹ, đã mua một phi đội máy bay chiến đấu J-7, để sử dụng làm “quân xanh” trong thử nghiệm.

Hiện nay Không quân Triều Tiên vẫn đang sử dụng F-5 (phiên bản xuất khẩu của J-5) và F-6 (biến thể nội địa của J-6). Các phiên bản sau như J-8, J-11 và J-16 (phát triển từ Su-27 của Nga); chỉ được sử dụng duy nhất bởi Không quân PLA Trung Quốc.

Hiện nay Không quân Triều Tiên vẫn đang sử dụng F-5 (phiên bản xuất khẩu của J-5) và F-6 (biến thể nội địa của J-6). Các phiên bản sau như J-8, J-11 và J-16 (phát triển từ Su-27 của Nga); chỉ được sử dụng duy nhất bởi Không quân PLA Trung Quốc.

Hiện vẫn chưa rõ tương lai những mẫu máy bay mà Trung Quốc sao chép từ dòng Su-27 của Nga, có được sản xuất cho mục đích xuất khẩu hay không. Nhưng các máy bay chiến đấu do Tập đoàn Công nghiệp máy bay Thành Đô (CAIG) phát triển như Chengdu J-7 và JF-17 Thunder, đã được xuất khẩu sang Bangladesh, Pakistan, Myanmar và Nigeria.

Hiện vẫn chưa rõ tương lai những mẫu máy bay mà Trung Quốc sao chép từ dòng Su-27 của Nga, có được sản xuất cho mục đích xuất khẩu hay không. Nhưng các máy bay chiến đấu do Tập đoàn Công nghiệp máy bay Thành Đô (CAIG) phát triển như Chengdu J-7 và JF-17 Thunder, đã được xuất khẩu sang Bangladesh, Pakistan, Myanmar và Nigeria.

Trung Quốc đang đẩy mạnh việc tiếp thị máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư Chengdu J-10, để cạnh tranh với F-16 của Mỹ, nhưng vẫn chưa có khách hàng quan tâm. Iran có thể đang tiến hành đàm phán, nhưng hình như Trung Quốc không muốn bán cho Iran, lo sợ từ trừng phạt của Mỹ.

Trung Quốc đang đẩy mạnh việc tiếp thị máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư Chengdu J-10, để cạnh tranh với F-16 của Mỹ, nhưng vẫn chưa có khách hàng quan tâm. Iran có thể đang tiến hành đàm phán, nhưng hình như Trung Quốc không muốn bán cho Iran, lo sợ từ trừng phạt của Mỹ.

Theo một số chuyên gia, khi so sánh sự tăng trưởng của ngành công nghiệp máy bay chiến đấu của Trung Quốc với của Nga, họ dự đoán khả năng Trung Quốc có khả năng xuất khẩu nhiều máy bay chiến đấu hơn, khi nhiều thị trường sẽ chuyển hướng sang Trung Quốc.

Theo một số chuyên gia, khi so sánh sự tăng trưởng của ngành công nghiệp máy bay chiến đấu của Trung Quốc với của Nga, họ dự đoán khả năng Trung Quốc có khả năng xuất khẩu nhiều máy bay chiến đấu hơn, khi nhiều thị trường sẽ chuyển hướng sang Trung Quốc.

Ngoài năng lực sản xuất của Trung Quốc, việc sử dụng vật liệu composite để làm cho máy bay có trọng lượng nhẹ hơn; đồng thời sử dụng radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) vào các mẫu máy bay mới và thiết kế tàng hình hoàn thiện hơn, khiến Trung Quốc vượt qua các thiết kế máy bay của Nga.

Ngoài năng lực sản xuất của Trung Quốc, việc sử dụng vật liệu composite để làm cho máy bay có trọng lượng nhẹ hơn; đồng thời sử dụng radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) vào các mẫu máy bay mới và thiết kế tàng hình hoàn thiện hơn, khiến Trung Quốc vượt qua các thiết kế máy bay của Nga.

Trung Quốc đã vượt Nga về số lượng máy bay chiến đấu trong biên chế. Trong khi đó, Trung Quốc một lúc phát triển hai mẫu máy bay chiến đấu tàng hình, mẫu FC-31 (J-31) là chiến đấu cơ thế hệ 5 do Thẩm Dương phát triển, được cho là câu trả lời với F-35 của Mỹ, dùng xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

Trung Quốc đã vượt Nga về số lượng máy bay chiến đấu trong biên chế. Trong khi đó, Trung Quốc một lúc phát triển hai mẫu máy bay chiến đấu tàng hình, mẫu FC-31 (J-31) là chiến đấu cơ thế hệ 5 do Thẩm Dương phát triển, được cho là câu trả lời với F-35 của Mỹ, dùng xuất khẩu ra thị trường toàn cầu.

Bất chấp chương trình máy bay chiến đấu bản địa đầy tham vọng, nhưng máy bay chiến đấu của Trung Quốc có số lượng người mua hạn chế. Richard Aboulafia, một chuyên gia về máy bay và hàng không vũ trụ nhận xét, Trung Quốc đang nâng tầm ảnh hưởng, để thu hút khách hàng với các máy bay chiến đấu tiên tiến của họ.

Bất chấp chương trình máy bay chiến đấu bản địa đầy tham vọng, nhưng máy bay chiến đấu của Trung Quốc có số lượng người mua hạn chế. Richard Aboulafia, một chuyên gia về máy bay và hàng không vũ trụ nhận xét, Trung Quốc đang nâng tầm ảnh hưởng, để thu hút khách hàng với các máy bay chiến đấu tiên tiến của họ.

Trích dẫn dữ liệu từ SIPRI, bài báo cho biết trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã xuất khẩu máy bay quân sự trị giá 7,2 tỷ USD, hầu hết bao gồm các bộ phận riêng lẻ, chứ không phải máy bay chiến đấu nguyên chiếc. SIPRI xếp Trung Quốc đứng sau Mỹ (99,6 tỷ USD), Nga (61,5 tỷ USD) và Pháp (14,7 tỷ USD).

Trích dẫn dữ liệu từ SIPRI, bài báo cho biết trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã xuất khẩu máy bay quân sự trị giá 7,2 tỷ USD, hầu hết bao gồm các bộ phận riêng lẻ, chứ không phải máy bay chiến đấu nguyên chiếc. SIPRI xếp Trung Quốc đứng sau Mỹ (99,6 tỷ USD), Nga (61,5 tỷ USD) và Pháp (14,7 tỷ USD).

Về mục tiêu vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Aboulafia cho rằng, việc Trung Quốc thiếu sức mạnh mềm thương mại và các liên minh chiến lược, đã đẩy các khách hàng tiềm năng như Malaysia và Philippines ra đi; trong khi các thị trường lớn như Trung Đông, Singapore, Hàn Quốc, Australia vẫn liên kết với Mỹ.

Về mục tiêu vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc, Aboulafia cho rằng, việc Trung Quốc thiếu sức mạnh mềm thương mại và các liên minh chiến lược, đã đẩy các khách hàng tiềm năng như Malaysia và Philippines ra đi; trong khi các thị trường lớn như Trung Đông, Singapore, Hàn Quốc, Australia vẫn liên kết với Mỹ.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới, cam kết mở rộng quân đội và ảnh hưởng của Trung Quốc ra toàn cầu; câu hỏi vẫn là, liệu Trung Quốc có thể nổi lên như một nhà xuất khẩu hàng loạt máy bay chiến đấu hay không? Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới, cam kết mở rộng quân đội và ảnh hưởng của Trung Quốc ra toàn cầu; câu hỏi vẫn là, liệu Trung Quốc có thể nổi lên như một nhà xuất khẩu hàng loạt máy bay chiến đấu hay không? Nguồn ảnh: Sina.

Chiến đấu cơ JF-17 - con bài xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc trong lĩnh vực máy bay chiến đấu. Nguồn: QQ.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-co-gianh-ngoi-a-quan-ve-xuat-khau-may-bay-chien-dau-1562232.html