Trưng bày sách Văn học công nhân từ năm 1953 đến nay

Chiều 25/12, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hà Nội, đã diễn ra sự kiện trưng bày sách 'Văn học công nhân và những tác phẩm được giải của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam'.

Phát biểu tại sự kiện, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, Chi hội trưởng Nhà văn Công nhân, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, nhân dịp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đại hội lần thứ XIII thành công rực rỡ, nhân dịp Xuân mới Giáp Thìn 2024, theo đề nghị của Chi Hội Nhà văn Công nhân đã tổ chức sự kiện trưng bày trưng bày sách "Văn học Công nhân và những tác phẩm được giải của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam" tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Nhà thơ Lê Tuấn Lộc, Chi hội trưởng Nhà văn Công nhân, Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu.

Tại sự kiện, giới hạn sách Văn học công nhân sẽ được trưng bày và sách được giải thưởng trong khoảng từ năm 1953 đến 2023, qua những kỳ giải thưởng Văn học Công nhân của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam.

"Đây là sự kiện trưng bày về Văn học công nhân lần đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Các tác phẩm được đưa ra có hệ thống theo thời gian và theo chuyên đề văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do chưa có kinh nghiệm tổ chức nên chắc rằng không thể hoàn thiện", nhà thơ Lê Tuấn Lộc cho biết.

Theo nhà thơ Lê Tuấn Lộc, mầm mống của Văn học công nhân có từ năm 1934 với tiểu thuyết Lầm than của Lan Khai, viết về thợ mỏ. Nhưng phải đến cuối năm 1952 mới có giải thường Văn học. Tháng 4/1953, giải thường Văn học được công bố và Tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm (giải Nhất), được xuất bản ngay năm 1953.

Chuyện về Văn học công nhân bắt đầu từ đó. Cho đến năm 2023, sau giải thưởng về Văn học công nhân, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức phát động từ 2021-2023, Văn học công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã qua một chặng đường dài 70 năm (1953-2023).

Trưng bày triển lãm diễn ra từ ngày 25/12 đến hết ngày 05/01/2024 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, số 31 P. Tràng Thi, Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Một số hình ảnh tại trưng bày:

Quang cảnh sự kiện.

Không gian trưng bày sách văn học công nhân giai đoạn 1966 - 1975.

Một số đầu sách trưng bày tại sự kiện.

Đầu sách với tựa đề: "Lộ diện" của tác giả Dương Thanh Biểu trưng bày tại sự kiện.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn và tác phẩm.

Tin và ảnh: Trung Nguyễn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-bay-sach-van-hoc-cong-nhan-tu-nam-1953-den-nay-post278274.html