TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động

Sáng nay (7/11), tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận Thanh Xuân, Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân phối hợp tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: 'Giải đáp chế độ, chính sách và sức khỏe cho người lao động'. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử - laodongthudo.vn và các ấn phẩm của Báo Lao động Thủ đô.

Đây là hoạt động thiết thực nhằm chào mừng thành công Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đồng thời, nhằm mang đến cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn quận Thanh Xuân những thông tin liên quan về chế độ, chính sách và bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Tham dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có hơn 200 cán bộ Công đoàn, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) quận Thanh Xuân.

8h40: Bắt đầu buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

Toàn cảnh Đối thoại, giao lưu trực tuyến

Cán bộ, công nhân, viên chức, lao động tham gia buổi Đối thoại.

Dự buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có: Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu; Phó Trưởng Phòng Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Đức Nghĩa; Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Lê Thị Bích Ngọc; Phó Tổng Biên tập Đinh Tuấn Anh; Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến; các Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Lê Mạnh Hùng và Nguyễn Thị Kim Thanh; đại diện một số phòng, ban, ngành của quận Thanh Xuân.

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Chính Hữu: “Nhu cầu tìm hiểu kiến thức pháp luật, nhất là các chế độ chính sách mới liên quan đến lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động… và nhu cầu cập nhật kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình của người lao động ngày càng cao. Tổ chức Công đoàn cũng đã và đang chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền về những nội dung này để giúp đoàn viên, người lao động có thể tự chăm sóc bản thân và tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa”

Phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến, Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết: Việc nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục của tổ chức Công đoàn, chức năng của cơ quan báo chí truyền thông nhằm giúp người lao động có thể trang bị đủ kiến thức, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động, xã hội theo pháp luật; hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Với chức năng, nhiệm vụ và thế mạnh của mình, trong nhiều năm qua, Báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức nhiều cuộc đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến dành cho người lao động. Cuộc giao lưu hôm nay tại quận Thanh Xuân là cuộc thứ 18 được tổ chức kể từ tháng 5 tới nay.

Ban Tổ chức tặng hoa các chuyên gia

8h50: Hỏi đáp giữa đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ và các chuyên gia

(Toàn bộ nội dung trả lời của chuyên gia xin mời bạn đọc xem tại đây)

Buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến có sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, tiền lương và y tế: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; bà Vũ Minh Huyền - Phó Trưởng phòng Xây dựng chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm Ô xy cao áp Việt Nga.

Chị Nguyễn Thị Hà (Công ty cổ phần Ffintech) hỏi: Hiện tại công ty tôi số lượng lao động đông, mùa du lịch người lao động hay xin nghỉ không lương. Xin cho biết, trong 1 tháng người lao động được nghỉ không lương tối thiểu và tối đa bao nhiêu ngày. Những ngày nghỉ không lương có phải đóng BHXH không?

Anh Đinh Minh Quyền (Công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại Nhất Tín) hỏi: Xin chuyên gia làm rõ, thông tin cụ thể thêm về chính sách rút bảo hiểm xã hội một lần tại Luật Bảo hiểm sửa đổi, bổ sung? Tại công ty tôi, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ làm đơn gửi các phòng ban xin xác nhận ngày nhận đơn. Thời gian gần đây, nhiều đoàn viên đã nghỉ việc rồi nhưng quay lại hỏi Công đoàn rằng cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp không chấp nhận nội dung đó? Vậy trong trường hợp này đang vướng ở chỗ nào?

Chị Trần Thị Linh (Cục dự trữ nhà nước khu vực Hà Nội) hỏi: 1. Trường hợp cơ quan tôi có công chức sinh con thứ 3 thì xử lý như thế nào? 2. Cơ quan tôi có thực hiện ký hợp lao động cho 1 tạp vụ. Đối với vị trí này các chế độ như nghỉ phép, hưởng lương trong thời gian nghỉ phép, chế độ khám sức khỏe như thế nào? 3. Với những trường hợp được khen thưởng để xét nâng lương, nếu trường hợp được khen thưởng chuyên đề đột xuất có được tính nâng lương trước hạn không hay dựa vào thành tích công tác cả năm.

Chị Lê Thị Hải (Công ty TNHH Hoa Lân) hỏi: Công ty tôi có 1 người bị tai nạn và nghỉ làm, tiền trợ cấp thất nghiệp chỉ được hưởng 3 tháng. Tuy nhiên bây giờ người đó đã nghỉ việc hơn 3 tháng rồi có được trợ cấp nữa không?

Câu hỏi bạn đọc gửi đến chương trình: Tôi thấy hiện nay người trong độ tuổi từ 45 tuổi trở lên bị đột quỵ khá nhiều, xin bác sĩ tư vấn cách làm sao để hạn chế đột quỵ cũng như việc sơ cứu ban đầu nếu chẳng may bị?

Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh (Cán bộ Công đoàn Trường Mầm non Tuổi Thần Tiên) hỏi: Nếu nghỉ thai sản đúng vào 2 tháng nghỉ hè thì giáo viên được hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào?

Chị Hồng Anh (Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung) hỏi: Giáo viên đủ điều kiện chuẩn giáo dục thì có phải đợi 9 năm để thăng hạng không? Trường tôi có giáo viên chuyển ngạch từ huấn luyện viên sang giáo viên thể dục đến nay đã gần 2 năm nhưng vẫn chưa chuyển được. Vậy xin chuyên gia cho biết thời gian chuyển ngạch tối đa phải đợi bao lâu, khi chuyển ngạch giáo viên đó có được truy thu 35% lương đứng lớp không?

Chị Phạm Thị Vân Anh (Trường Tiểu học Khương Mai) hỏi: Phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có được tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Chị Nguyễn Thị Diệp (Công ty TNHH HTV) hỏi: Công ty tôi có nhân sự bị bệnh tim đã thay van tim và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh thuốc thì người lao động đó cần quan tâm đến chế độ ăn uống như thế nào?

Chị Nguyễn Thị Nhi (Giáo viên mầm non) hỏi: 1. Hiện nay nhiều cô giáo hay bị tiền đình, trường hợp này thì cần chăm sóc sức khỏe như thế nào? 2. Giáo viên nữ bị sảy thai có được chế độ gì không?

10h00: Giao lưu với đoàn viên, người lao động

Lãnh đạo Phòng Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội); Báo Lao động Thủ đô và Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân tặng quà cho CNVCLĐ trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

10h10: Đoàn viên, người lao động tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chị Mai Hương (Công ty TNHH HTV): Trong thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc để điều tra thì các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội có cần đóng không?

Chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng (Trường THCS Phan Đình Giót) hỏi: Nếu nghỉ thai sản do sảy trong thời gian tối đa 10 ngày thì thai bao nhiêu tuần? Trong đơn vị tôi có cô giáo đã thực hiện thụ tinh nhân tạo nhưng không thành công, vậy cô giáo nào có đưởng hưởng chế độ gì không bên cạnh sự quan tâm của tổ chức Công đoàn?

Chị Trần Thị Thanh Mai (Trường mầm non Thanh Xuân Bắc) hỏi: Giấy chứng khi người lao động bị hỏng thai thì lấy ở đâu? Các chế độ hưởng khi nghỉ của trường hợp này có tương đương với chế độ thai sản bình thường không?

Chị Phạm Thị Hà (Công ty Cổ phần Koang Minh) hỏi: Người lao động bị đau mắt đỏ có bắt buộc phải đi làm không? Chế độ dinh dưỡng khi mắc các loại dịch bệnh cần thực hiện như thế nào?

Chị Phan Hiền Ninh (Công ty TNHH Diễm Uyên Hufavet) hỏi: Đơn vị tôi có nữ lao động mang thai nhưng có bệnh lý nên nghỉ ốm. Trong thời gian nghỉ đó có được tính nghỉ thai sản không?

Chị Đỗ Dung (công ty CADI-SUN) hỏi: 1. Doanh nghiệp phải thực hiện khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động như thế nào nếu vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về đo lường môi trường, các trường hợp như làm trong xưởng đồng, nhôm, lái xe sẽ khám bệnh nghề nghiệp gì? 2. Nếu người lao động không đủ tuổi năm đóng bảo hiểm thì có được hưởng lương hưu không? Trong doanh nghiệp có người lao động đã quá tuooit nghỉ hưu nhưng vẫn đủ sức khỏe và có mong muốn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp có phải ký hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm không nếu người lao động không muốn đóng?

10h30: Bế mạc Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Xuân Cao Đắc Tiến nhấn mạnh: “Qua nội dung đối thoại, các nội dung trao đổi giữa đoàn viên, người lao động với chuyên gia hết sức ý nghĩa, thực tiễn, liên quan đến chính sách, sức khỏe người lao động. Trong thời gian không nhiều nhưng các chuyên gia đã cung cấp kiến thức giúp Công đoàn quận chăm lo tốt hơn cho người lao động. Qua đây, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp ngành giải quyết tốt nhất đến chế độ chính sách, quan tâm đến sức khỏe người lao động".

Nhóm phóng viên

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-doi-thoai-ve-che-do-chinh-sach-va-suc-khoe-cho-nguoi-lao-dong-162384.html