Trực thăng Katran của Nga có thể 'nghiền nát' được Apache của Mỹ?

Công ty Trực thăng Nga đang tiếp tục nghiên cứu sự phát triển một phiên bản cải tiến của trực thăng vũ trang Ka-52 là Ka-52K Katran. Vậy khi hoàn thành, Ka-52K Katran có vượt được tính năng của loại trực thăng vũ trang AH-64 Apache của Mỹ?

Bộ Quốc phòng và Công ty sản xuất Trực thăng Nga đã ký một hợp đồng để tiếp tục công phát triển phiên bản trực thăng Katran mới, dự kiến sẽ hoàn toàn sẵn sàng vào năm 2023. Hiện tại việc thử nghiệm trên mặt đất đã hoàn thành, chỉ chờ thử nghiệm trên biển là đưa vào biên chế.

Không còn nhiều việc phải làm, vì bốn nguyên mẫu đã hoàn toàn vượt qua toàn bộ chương trình thử nghiệm trên mặt đất vào cuối năm 2019. Vào giữa năm 2020, RIA Novosti dẫn lời Sergei Mikheev, Tổng giám đốc Trung tâm thiết kế trực thăng Quốc gia (gồm Mil và Kamov) nói rằng, trực thăng vũ trang Katran đã hoàn toàn sẵn sàng.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định làm chậm quá trình này. Quyết định đưa Katran vào biên chế chỉ bắt đầu sau khi trực thăng vũ trang đã được thử nghiệm trong điều kiện biển và được sản xuất hàng loạt theo những yêu cầu, mà Bộ Quốc phòng Nga đưa ra.

Tuy nhiên quyết định của Bộ Quốc phòng Nga có vẻ không hợp lý, khi lúc đầu, việc chế tạo trực thăng Katran chủ yếu để trang bị cho hai tàu đổ bộ trực thăng Mistral từ Pháp. Nhưng do các lệnh trừng phạt, các con tàu đổ bộ trên không được bán cho Nga mà cho Ai Cập và Ai Cập đã tiếp tục đặt mua của Nga số trực thăng Katran.

Năm 2020, tại nhà máy đóng tàu Zaliv ở Kerch, hai tàu đổ bộ đa năng Project 23900 (UDC) của Cục thiết kế Zelenodolsk mang tên Ivan Rogov và Mitrofan Moskalenko đã được đặt đóng. Do vậy Bộ Quốc phòng hiện đã tiếp tục tài trợ cho dự án hoàn thiện Katran.

Rõ ràng là trực thăng Ka-52K sẽ không được thử nghiệm trên tàu Ivan Rogov. Để làm được điều này, họ sẽ tìm kiếm một số tàu khác, được điều chỉnh để có thể hạ cánh một hoặc hai trực thăng chống ngầm hoặc vận tải trên đó; bởi vì tàu đổ bộ trực thăng Ivan Rogov chỉ có thể đưa vào biên chế cuối thập kỷ này, hoặc đầu thập kỷ sau.

Lý do là từ khi Liên Xô sụp đổ, suốt 30 năm qua, ngành công nghiệp đóng tàu của Nga vẫn chưa đóng được những con tàu lớn như vậy. Dự án 23900 của UDC có lượng choán nước toàn bộ là 40 nghìn tấn. Chiều dài con tàu đạt 220 m, rộng 38 m, mớn nước 8 m.

Có thông tin cho rằng, việc sớm đưa trực thăng Katran vào sản xuất hàng loạt có liên quan đến tàu Mistral của Ai Cập. Sau khi nhận được các tàu đổ bộ trực thăng Mistral, Cairo ngay lập tức ký hợp đồng mua 50 chiếc Ka-52; trong đó có cả phiên bản Ka-52 Alligator (tiến công mặt đất) và Ka-52K Katran (hoạt động trên biển).

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, lại phát hiện thêm một trở ngại, đó là trực thăng vũ trang Alligator không thích hợp để hoạt động trong môi trường biển có độ ăn mòn cao. Các vấn đề kỹ thuật bắt đầu nảy sinh với động cơ, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống định vị và hệ thống nhìn ban đêm.

Bên cạnh đó là điều kiện khí hậu của Ai Cập nóng, do đó động cơ mất công suất ở các chế độ bay khác nhau. Vì lý do như vậy, Ai Cập đã quyết định thực hiện tạo ra hai nhóm không quân hỗn hợp, sử dụng các loại trực thăng tấn công khác nhau là Ka-52 Alligator của Nga và AH-64 Apaches của Mỹ.

Trực thăng vũ trang AH-64 cũng là phiên bản tiến công mặt đất, cho đến thời điểm này vẫn chưa được sử dụng đại trà trên tàu. Nhưng người Mỹ, liên tục tham gia vào các cuộc chiến trên toàn thế giới, nên AH-64 đã đạt được sự hoạt động ổn định trong các điều kiện khí hậu khác nhau. Kể cả trong điều kiện khí hậu châu Phi.

Tuy nhiên trực thăng hoạt động trên tàu đổ bộ thường phải có cấu tạo đặc biệt, đó là cánh quạt phải gấp vào được khi máy bay không hoạt động; nếu không máy bay sẽ chiếm rất nhiều diện tích trên boong và không gian trong nhà chứa. Loại trực thăng Katran có cánh quạt gấp, rất tiện lợi.

Phiên bản trực thăng Ka-52 Alligator hiện đang được nâng cấp để hoạt động cả trên tàu đổ bộ trực thăng, đó chính là phiên bản Ka-52M. Ka-52M được trang bị tên lửa không đối đất Hermes, loại tên lửa dùng cho cả trực thăng mặt đất và trên tàu đổ bộ.

Tên lửa Hermes có tầm bắn 20 km, đây cũng là loại tên lửa tiến công mặt đất dành riêng cho hàng không lục quân, bao gồm cả trực thăng và máy bay cường kích. Tất cả các tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) hàng không, do Nga sản xuất hiện này đều có tầm bắn không quá 10-12 km.

Hermes là vũ khí rất quan trọng với trực thăng, bởi vì với loại tên lửa này, trực thăng không cần phải bay vào khu vực hỏa lực các hệ thống phòng không tầm ngắn của đối phương, để phóng tên lửa; vì các hệ thống phòng không này thường có bán kính sát thương không quá 15 km.

Do đó, trực thăng Nga trang bị ATGM Hermes-A có ưu thế hơn Apache của Mỹ, khi trực thăng Mỹ chỉ trang bị tên lửa AGM-114 Hellfire với tầm bắn tối đa 11 km; tầm bắn mà các nhà thiết kế Mỹ cho là “an toàn hợp lý”.

Tuy nhiên nếu trang bị tên lửa có tầm bắn 11km, thì trực thăng chỉ tránh được các loại pháo phòng không và các loại tên lửa phòng không vác vai như Stinger và Igla; chứ hoàn toàn không thể chống lại các hệ thống phòng không như Pantsir S1.

Tên lửa Hermes-A sử dụng phương pháp dẫn đường bằng quán tính giai đoạn đầu; trong giai đoạn cuối là hoàn toàn tự động bằng đầu dò radar và hồng ngoại của chính tên lửa. Đây là loại tên lửa sử dụng theo kiểu “bắn và quên”, có độ chống nhiễu rất cao.

Nhưng chế tạo một tên lửa có tầm bắn xa là một chuyện, việc sử dụng nó trên máy bay là một chuyện hoàn toàn khác. Lý do đơn giản đó là trước khi nhấn nút phóng tên lửa, phi công phải phát hiện và khóa được mục tiêu. Tuy nhiên với cự ly trên 10km, việc phát hiện mục tiêu bằng kính quang học hoặc bằng mắt là không thể.

Trạm định vị quang học GOES-451 trên Katran có các kênh truyền hình và quan sát ảnh nhiệt cũng không phù hợp. Thiết bị này cho phép phi công phát hiện một chiếc xe tăng vào ban ngày ở khoảng cách 20 km và khóa nó ở khoảng cách 16 km.

Vào ban đêm hoặc trong điều kiện khói mù, sương khi tầm nhìn kém hơn, thì thiết bị GOES-451 chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 16 km, khóa mục tiêu ở 10 km. Tức là không thể sử dụng GOES-451 để phóng tên lửa Hermes-A.

Do vậy để phát hiện mục tiêu, trực thăng Katran phải sử dụng radar. Radar lắp trên Ka-52 hiện có cự ly phát hiện mục tiêu mặt đất của nó nằm trong khoảng 15 km. Do đó, radar của trực thăng phải được hiện đại hóa, có thể là radar mảng pha Zhuk-A, để tầm phát hiện của nó vượt tầm bắn của tên lửa Hermes-A. Nguồn ảnh: Pinterest.

Sức mạnh của trực thăng vũ trang đồng trục Ka-52 trong biên chế Không quân Vũ trụ Nga. Nguồn: CNO.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/truc-thang-katran-cua-nga-co-the-nghien-nat-duoc-apache-cua-my-1575984.html