Triển vọng thị trường đồ lót nam Việt Nam

Không chỉ tiềm năng về sản lượng nhờ nam giới đông đảo, thị trường đồ lót cho cánh mày râu ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ cơ hội dẫn dắt cho thương hiệu nào kịp thời nắm bắt nhu cầu về chất lượng, thiết kế, giá cả và kênh phân phối.

Thị trường sịp nam đầy triển vọng

Là “đồ nhỏ” nhưng tiềm năng không nhỏ, thị trường đồ lót nam ở Việt Nam đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây về sản lượng lẫn doanh thu. Từ 2020, có khoảng 100 triệu sản phẩm đồ lót nam được tiêu thụ hàng năm, theo Euromonitor. Báo cáo của Statista cho hay, doanh thu ngành đồ lót và đồ ngủ dành cho nam tại Việt Nam đã tăng từ 30 triệu USD vào năm 2018 lên 44 triệu USD năm nay.

Hàng loạt điều kiện thuận lợi giúp lĩnh vực này ngày càng triển vọng. Với một nửa dân số, tương đương 49,61 triệu người là nam giới và thu nhập ngày càng tăng, lượng khách hàng đông đảo đã tạo ra nhu cầu không nhỏ với trang phục lót. Song song đó, vai trò của sịp đối với người tiêu dùng, nhất là nam giới trẻ, ngày càng được chú trọng.

Không chỉ phục vụ cho nhu cầu kín đáo và thuận tiện, thông qua các kênh giáo dục và truyền thông, nam giới ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của đồ lót trong việc thúc đẩy sự thoải mái, tự tin và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất. Đó là lý do đồ lót ngày càng được tiêu thụ với tần suất cao hơn, đòi hỏi chất lượng hơn về nguyên liệu cũng như thiết kế sản phẩm.

Dù phát triển mạnh nhưng thị trường đồ lót nam ở Việt Nam vẫn còn là một đại dương xanh cho các nhà sản xuất và thương hiệu thời trang. Theo báo cáo của Euromonitor, hiện chưa có bất kỳ nhãn hàng nào chiếm hơn 10% thị phần. Trong khi, hơn 95% thị phần sịp nam đang thuộc về "others," tức không có thương hiệu (non-brand) hoặc hàng gia công (OEM).

Ngoài lý do sản lượng tiêu thụ cao khiến khó có thương hiệu nào đáp ứng phần lớn, đặc thù riêng của ngành đồ lót ở cả người bán lẫn người mua khiến thị trường này dù tiềm năng nhưng vẫn còn phân mảnh, thiếu người dẫn dắt và tính chuyên nghiệp.

Theo đó, đồ lót thường được xem là sản phẩm nhạy cảm nên nhà sản xuất ít mạnh tay truyền thông. Trong khi đa số nam giới, đặc biệt là những người đơn giản, thường chưa phân biệt giữa các loại đồ lót. Họ thường chỉ biết đến loại phổ biến nhất, mà không rõ mỗi loại lại phù hợp với từng dáng người, từng dịp, từng trang phục. Do đó, sự đa dạng trong thiết kế và chất liệu của sản phẩm đang chưa được khai thác đủ.

Ngoài ra, tâm lý ngại ngùng trong mua sắm sịp cũng khiến tiềm năng doanh số chưa hoàn toàn được bứt phá. Một số nam giới chọn cách mua sắm qua kênh thương mại điện tử thì chưa được các thương hiệu tập trung phục vụ chu đáo. Do đó, thị trường đồ lót nam ở Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu nào chi phối thị phần và vẫn đang trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh.

Coolmate bứt phá kênh online

Cùng với sự dịch chuyển mua sắm nói chung, chính tâm lý ngại ngùng mua sắm đồ lót trực tiếp tại cửa hàng, siêu thị của một số cánh mày râu càng góp phần giúp kênh online có cơ hội bùng nổ, bên cạnh tính thuận tiện, giá cả cạnh tranh.

Báo cáo nghiên cứu thị trường đồ lót nam trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki dành cho nhà bán hàng từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023 được thực hiện bởi Metric cho biết doanh số so với quý gần nhất đã tăng trưởng hơn 46%. Riêng top 10 thương hiệu doanh thu cao nhất chiếm 35,3% tổng thị phần đồ lót nam.

Trong đó, Coolmate là 1 trong 3 thương hiệu doanh thu cao nhất. Riêng Coolmate chiếm đến 57,6% thị phần của top 10. Khác với một số tên tuổi lâu đời, Coolmate chỉ mới thành lập vào tháng 3/2019, là thương hiệu thời trang nội địa chuyên bán online các sản phẩm rất cơ bản dành cho nam giới như áo thun, bít tất và đồ lót. Điều gì đã giúp thương hiệu này chiếm thị phần áp đảo trên thị trường đồ lót nam online?

Đầu tiên, lựa chọn bán thời trang trực tiếp đến người tiêu dùng (D2C) qua thương mại điện tử của Coolmate vốn là lựa chọn hợp xu thế, nhất là với mặt hàng đồ lót. Do đó, startup này có thể tập trung đầu tư và tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng từ các bước lựa chọn sản phẩm, giao vận và hậu mãi.

Trên website cũng như gian hàng chính hãng của Coolmate ở các sàn thương mại điện tử, người mua có thể dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp với sở thích cá nhân và vóc dáng. Đó chính là lợi thế kết hợp của sự thuận tiện lẫn riêng tư so với mua sắm offline.

Tuy nhiên, để làm nên lợi thế cạnh tranh thật sự, Coolmate chú trọng đến việc sử dụng các chất liệu cao cấp như sợi tre hoặc modal thay vì vải cotton thông thường, mang lại cảm giác thoải mái và độ bền cho sản phẩm. Chính sách đổi trả 60 ngày giúp xây dựng lòng tin của người tiêu dùng, giúp họ có thể yên tâm đặt hàng và nếu không hài lòng thì có thời gian dài để đổi trả sản phẩm.

Tất cả những bí quyết này giúp Coolmate đã bán gần 3 triệu chiếc sịp nam từ năm 2020 đến nay và hiện đang chuẩn bị mở rộng các sản phẩm và dịch vụ để tiếp tục phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đồ lót nam. Đại diện công ty cho biết sẽ mở rộng nhiều lựa chọn về chất liệu và phân khúc giá hơn nữa, thỏa mãn nhu cầu sịp đa dạng của nam giới Việt Nam. Tự tin với triển vọng và tầm nhìn, Coolmate hiện đặt mục tiêu bán ra 5 triệu chiếc trong 2 năm tới.

Trên hành trình phát triển thị trường đồ lót nam, thành công của Coolmate đã thể hiện khả năng thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng thông qua chất lượng sản phẩm, thiết kế hợp thời, giá cả cạnh tranh, và mô hình mua sắm trực tuyến tiện lợi. Sự thành công của công ty là một ví dụ xuất sắc về cách một thương hiệu có thể tận dụng triển vọng của thị trường và tạo dựng một cơ hội kinh doanh trực tuyến thành công trong ngành đồ lót nam tại Việt Nam.

Nguồn Vietnamdaily: http://vietnamdaily.trithuccuocsong.vn/doi-song-24h/trien-vong-thi-truong-do-lot-nam-viet-nam-190073.html