Triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cùng ôn lại bản hùng ca bất diệt

Triển lãm mang đến hàng trăm bức ảnh tư liệu từ cả trong và ngoài nước, tái hiện không khí đất nước trước, trong và sau những trận chiến ác liệt giúp lật đổ đế quốc Pháp tại Việt Nam.

 Từ ngày 10/4, triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những bản hùng ca bất diệt” được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Điện Biên, nhân dịp kỷ niệm 70 chiến công lẫy lừng của quân và dân Việt Nam – sự kiện đánh dấu lần đầu có một nước thuộc địa châu Á đánh thắng đế quốc phương Tây, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn cầu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Từ ngày 10/4, triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ: Những bản hùng ca bất diệt” được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Điện Biên, nhân dịp kỷ niệm 70 chiến công lẫy lừng của quân và dân Việt Nam – sự kiện đánh dấu lần đầu có một nước thuộc địa châu Á đánh thắng đế quốc phương Tây, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn cầu. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Triển lãm do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Quốc phòng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên và Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch tổ chức. Triển lãm sẽ được mở dài hạn nhân dịp kỷ niệm lớn này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Quốc phòng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên và Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch tổ chức. Triển lãm sẽ được mở dài hạn nhân dịp kỷ niệm lớn này. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Triển lãm khái quát bối cảnh trước, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ qua 4 phần: (1) - “Đường đến Điện Biên Phủ,” (2) - “Điện Biên Phủ: Trận quyết chiến chiến lược,” (3) - “Hào khí Điện Biên” và (4) - Cụm ảnh về Điện Biên Phủ ngày nay. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Triển lãm khái quát bối cảnh trước, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ qua 4 phần: (1) - “Đường đến Điện Biên Phủ,” (2) - “Điện Biên Phủ: Trận quyết chiến chiến lược,” (3) - “Hào khí Điện Biên” và (4) - Cụm ảnh về Điện Biên Phủ ngày nay. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Giống với loạt chiến dịch và trận đánh khác kéo dài từ 1946 đến 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ được “châm ngòi” từ Lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946. Trên ảnh là bức hình quen thuộc về chiến sỹ cảm tử , trên tay cầm bom ba càng - vũ khí mang tính biểu tượng của 60 ngày đêm bảo vệ thành Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Giống với loạt chiến dịch và trận đánh khác kéo dài từ 1946 đến 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ được “châm ngòi” từ Lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946. Trên ảnh là bức hình quen thuộc về chiến sỹ cảm tử , trên tay cầm bom ba càng - vũ khí mang tính biểu tượng của 60 ngày đêm bảo vệ thành Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Một số hình ảnh trong các cuộc đánh trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông năm 1947, tư liệu từ các phóng viên ở cả trong và ngoài nước. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một số hình ảnh trong các cuộc đánh trong chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông năm 1947, tư liệu từ các phóng viên ở cả trong và ngoài nước. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Cách Hà Nội 500km về phía Tây Bắc, Điện Biên Phủ là thung lũng lòng chảo, xung quanh được bao bọc bởi cây cối, đồi núi trập trùng. Ban đầu Điện Biên Phủ không được đề cập trong kế hoạch của Henri Navarre - tướng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Cách Hà Nội 500km về phía Tây Bắc, Điện Biên Phủ là thung lũng lòng chảo, xung quanh được bao bọc bởi cây cối, đồi núi trập trùng. Ban đầu Điện Biên Phủ không được đề cập trong kế hoạch của Henri Navarre - tướng chỉ huy quân viễn chinh Pháp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Đến 20/11/1953, sau khi biết tin bộ đội chủ lực Đại đoàn 316 của Việt Nam đang hành quân lên Tây Bắc, Navarre lập tức thiết lập nơi đây thành đoàn cứ điểm quân sự "mạnh nhất, kiên cố nhất Đông Dương." (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đến 20/11/1953, sau khi biết tin bộ đội chủ lực Đại đoàn 316 của Việt Nam đang hành quân lên Tây Bắc, Navarre lập tức thiết lập nơi đây thành đoàn cứ điểm quân sự "mạnh nhất, kiên cố nhất Đông Dương." (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Nhận thấy trận Điện Biên Phủ là cơ hội lớn, bộ đội Việt Nam thực hiện chiến dịch 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt làm quân thù khốn đốn. Kết thúc trận chiến, “con nhím” Điện Biên, từ pháo đài tưởng chừng không thể công phá, trở thành tử huyệt chôn vùi dã tâm tái xâm lược của thực dân Pháp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nhận thấy trận Điện Biên Phủ là cơ hội lớn, bộ đội Việt Nam thực hiện chiến dịch 56 ngày đêm chiến đấu ác liệt làm quân thù khốn đốn. Kết thúc trận chiến, “con nhím” Điện Biên, từ pháo đài tưởng chừng không thể công phá, trở thành tử huyệt chôn vùi dã tâm tái xâm lược của thực dân Pháp. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Nhân Hội thảo khoa học cấp Quốc gia - "Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa" (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tỉnh Điện Biên… phối hợp tổ chức, diễn ra tại đây ngày 11/4), chị Vũ Thị Thanh Trang - cán bộ tại Bộ Công an đã đưa con trai Nguyễn Minh Quân đi cùng từ Hà Nội để hòa vào không khí lịch sử. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Nhân Hội thảo khoa học cấp Quốc gia - "Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa" (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tỉnh Điện Biên… phối hợp tổ chức, diễn ra tại đây ngày 11/4), chị Vũ Thị Thanh Trang - cán bộ tại Bộ Công an đã đưa con trai Nguyễn Minh Quân đi cùng từ Hà Nội để hòa vào không khí lịch sử. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Hai mẹ con đứng chụp ảnh cùng bức hình Lá cờ Quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm De Castries (Đờ Cát). Đây là nguyên mẫu cho bức tranh mà Quân vẽ, nhân cuộc thi tỉm hiểu về chiến dịch Điện Biên Phủ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Hai mẹ con đứng chụp ảnh cùng bức hình Lá cờ Quyết chiến, quyết thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm De Castries (Đờ Cát). Đây là nguyên mẫu cho bức tranh mà Quân vẽ, nhân cuộc thi tỉm hiểu về chiến dịch Điện Biên Phủ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Chiến thắng Điện Biên Phủ khép lại 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tiến đến ký Hiệp định Geneva về lập lại hòa bình ở Đông Dương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Chiến thắng Điện Biên Phủ khép lại 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, tiến đến ký Hiệp định Geneva về lập lại hòa bình ở Đông Dương. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Phát huy hào khí Điện Biên, nhân dân ta tiếp tục chiến thắng đế quốc Mỹ và tiến đến ký Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, truyền đi tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Phát huy hào khí Điện Biên, nhân dân ta tiếp tục chiến thắng đế quốc Mỹ và tiến đến ký Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, truyền đi tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mỹ Latinh. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Bước ra khỏi chiến tranh, tỉnh Điện Biên đang từng bước phát triển với sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước ở nhiều mặt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Bước ra khỏi chiến tranh, tỉnh Điện Biên đang từng bước phát triển với sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước ở nhiều mặt. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Đến nay tỉnh đã gặt hái nhiều thành tựu về kinh tế-văn hóa-xã hội và cả an ninh, quốc phòng, đối ngoại. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đến nay tỉnh đã gặt hái nhiều thành tựu về kinh tế-văn hóa-xã hội và cả an ninh, quốc phòng, đối ngoại. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

 Một số đầu sách được trưng bày tại triển lãm nhân dịp Hội thảo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Một số đầu sách được trưng bày tại triển lãm nhân dịp Hội thảo. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

(Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/trien-lam-chien-thang-dien-bien-phu-cung-on-lai-ban-hung-ca-bat-diet-post939699.vnp