'Trâu thiêng'

Ở Việt Nam, hầu hết ai cũng biết đến loài trâu, thế nhưng, ít ai biết, đối với bà con các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn, trâu còn gắn liền với những sinh hoạt tín ngưỡng, là vật hiến sinh mang nhiều ý nghĩa tâm linh...

Ở Việt Nam, hầu hết ai cũng biết đến loài trâu, thế nhưng, ít ai biết, đối với bà con các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn, trâu còn gắn liền với những sinh hoạt tín ngưỡng, là vật hiến sinh mang nhiều ý nghĩa tâm linh...

Lễ hội đâm trâu ở Tây Giang, Quảng Nam.

Lễ hội đâm trâu ở Tây Giang, Quảng Nam.

Ông Bhriu Liếc- nguyên Bí thư Huyện ủy Tây Giang (Quảng Nam), người đã bỏ công nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa người Cơ Tu trên dải Trường Sơn cho biết, người Cơ Tu chủ yếu sống trên địa bàn miền núi cao tại 3 tỉnh TT- Huế, Quảng Nam, một số ít ở Đà Nẵng, một bộ phận ven biên giới nước bạn Lào, có 30 dòng họ, mỗi dòng họ có sự tích riêng mang ý nghĩa truyền thống. Truyền thuyết các già làng Cơ Tu thường kể bên bếp lửa trong những đêm lạnh giá giữa đại ngàn rằng: Ban đầu người Cơ Tu có 3 dòng họ gồm, Riah, A Lăng, C’lâu. Từ 3 dòng họ này sinh sôi, nẩy nở các dòng họ khác. Chuyện rằng, một gia đình nọ sinh được 3 anh em trai, không may cha mẹ mất sớm, để lại gia sản lớn nhất là một con trâu, nhưng con trâu đó bị rơi xuống vực sâu. Ba anh em tiếc của, tìm mãi mới phát hiện trâu đã chết bên cạnh gốc cây chân chim (tiếng Cơ Tu gọi là cây A Lăng). Người em út trèo lên chạc cây khóc lóc tiếc trâu như khóc người chết (tiếng Cơ Tu gọi là C’lâu). Người anh thứ hai ngồi trên khúc cong cong giữa thân cây thút thít, buồn bã tiếc nuối con trâu... Người anh cả ngồi dưới gốc rễ cây (tiếng Cơ Tu là Riah) cầm rựa chặt tới tấp cho thỏa cơn tiếc nuối... cho đến khi cây đổ ầm xuống làm ba anh em bừng tỉnh. Ba anh em khiêng trâu về làm thịt “ Trâu thiêng” TRUNG THÀNH Điệu múa hướng về mặt trời trong lễ hội đâm trâu. Con trâu làm vật tế thần, giàng đã được làm thủ tục đâm trong buổi lễ. Lễ hội đâm trâu ở Tây Giang, Quảng Nam. Ở Việt Nam, hầu hết ai cũng biết đến loài trâu, thế nhưng, ít ai biết, đối với bà con các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn, trâu còn gắn liền với những sinh hoạt tín ngưỡng, là vật hiến sinh mang nhiều ý nghĩa tâm linh... chia cho dân làng. Từ đó dân làng lấy chuyện của ba anh em làm kỷ niệm để đặt tên họ cho ba anh em, người anh cả lấy tên họ là Riah, người anh thứ hai lấy tên họ là A Lăng, người em út lấy tên họ là C’lâu.

Điệu múa hướng về mặt trời trong lễ hội đâm trâu.

Điệu múa hướng về mặt trời trong lễ hội đâm trâu.

Không chỉ lấy câu chuyện con trâu với ba anh em kể trên, coi con trâu là tài sản lớn nhất, linh thiêng nhất, là thứ tài sản đặc biệt trong sinh hoạt xã hội, hôn nhân và gia đình... người dân ở Trường Sơn còn lấy trâu làm vật tế lễ cúng giàng (trời), cúng đất hoặc giải quyết tranh chấp đất đai, sông suối, cưới vợ, lấy chồng... có con trâu mới xong về mọi thủ tục. Các ngày vui, ngày hội như được mùa lúa mới, khánh thành nhà Gươnl, nhà mới... dân làng cũng phải đâm trâu ăn mừng... Trong làng gặp những bất trắc xui xẻo, chết chóc cũng phải tế thần linh bằng con trâu... Theo quan niệm của đồng bào nơi đây, lễ cúng thần rừng, thần núi... hay những việc lớn phải là trâu trắng, những việc nhỏ như cưới hỏi thì chỉ cần trâu đen. Giá trị một con trâu cũng rất lớn, ví dụ 2 con bò mới đổi được một con trâu, 10 đến 20 chiếc chóe mới đổi được một con trâu... Nếu gia đình nào làm lễ từ 2 con trâu trở lên được coi là rất giàu có, được kính trọng...

Nói về tục đâm trâu (ăn trâu), người Ca Dong, Xơ Đăng, Cơ Tu... lại có chuyện: Ngày xưa giàng sai trâu mang hạt giống xuống trần gian phát cho người gieo trồng, cày cấy. Nhưng đến trần gian, trâu lại phát hết ở vùng đồng bằng, vùng núi không có nên xảy ra đói kém. Vì thế hàng năm người miền thượng tổ chức lễ đâm trâu để trả thù, lấy trâu làm vật hiến tế, tạ ơn trời đất đã cho một mùa lúa đầy gùi, đầy kho...

Con trâu làm vật tế thần, giàng đã được làm thủ tục đâm trong buổi lễ.

Con trâu làm vật tế thần, giàng đã được làm thủ tục đâm trong buổi lễ.

Các dân tộc ở Trường Sơn phân bố trên diện tích tương đối rộng, dân số khá đông. Do vậy, phong tục tập quán, hình thức tổ chức đâm trâu mỗi nơi có sự khác nhau, nhưng chung nhất thường diễn ra như sau: Thường trước ngày đâm trâu, cả làng phải làm xong cột neo, tức cây buộc trâu ở giữa sân làng, người Cơ Tu gọi là X’nur đ’đoong. X’nur là cây gỗ to dựng đứng cao khoảng 2 mét, được đẽo trạng trí hoa văn cầu kỳ, trên ngọn có đan cái ổ bằng tre gọi là pa’pa, làm nơi để cúng gà và đuôi trâu khi người chủ lễ tung lên phải trúng lọt vào ổ thì lúc đó mới được giàng chấp nhận. Đ’đoong là hai cây tre cao vút song song với X’nur cũng được trang trí hoa văn... Người chủ lễ đi vòng quanh X’nur đ’đoong khấn, dân làng nổi trống chiêng và điệu múa tân’tung-da dă tưng bừng... Tùy theo lễ hội, trâu sẽ được già làng hoặc người chủ nhà buộc vào cột X’nur... ngay chiều tối hôm đó, già làng hoặc chủ nhà tổ chức cúng trâu, người Cơ tu gọi là dục t’rí. Thủ tục bao gồm một con heo, một con gà và rượu, dân làng tưng bừng múa hát đến đêm khuya, các già làng thường thức đến sáng để khóc tế trâu. Thường người khóc lấy trâu để nói lên phận đời uẩn khuất, đau xót, khổ ải, cả đời lam lũ vẫn nghèo khó; việc nhà, việc nước lo chưa xong nay đã xế chiều, ai biết nay mai đời đi về đâu. Thật kỳ diệu, khóc tế trâu đi vào tâm người nghe bằng lí, bằng tình, bằng những kỷ niệm sâu sắc của cuộc đời... Sáng hôm sau bước vào lễ đâm trâu, chiêng trống nổi lên, người chủ lễ đọc lời khấn: “Các thần núi rừng, giàng cầu cho chúng tôi nhiều lúa gạo, của cải, chóe chiêng... Chặn điều xấu, điều ác, giữ cho chúng tôi khỏe mạnh và sống lâu; hồn ông bà ban cho cháu con ấm no hạnh phúc...”. Người thọc mũi giáo đâm trâu nhát đầu tiên phải là người có uy tín, nắm rõ phong tục tập quán dân tộc mình, biết đâm trúng chỗ. Trước khi đâm, con trâu được đuổi chạy vòng tròn xung quanh cột X’nur, khi trâu chạy mới được đâm. Khi trâu chết ngã về phía nào là điềm báo tốt hay xấu cho làng hay lễ cúng. Nếu trâu chết tốt, tức là ngã không đè lên vết đâm, bụng ôm vào X’nur, đầu quay về phía nhà Gươnl hoặc nhà chủ lễ, khi trâu chết không giãy giụa, không la rống là điềm tốt...

Theo ông Bhriu Liếc, thủ tục đâm trâu là rất cầu kỳ, tốn kém, việc tin vào giàng vào thần linh, thực tế không giải quyết được gì về cuộc sống hàng ngày. Tại Tây Giang, từ năm 2017, chính quyền đã tổ chức họp bàn bạc với các già làng, người có uy tín hạn chế việc đâm trâu trong các lễ hội, nhằm tránh gây sự phản cảm cho khách du lịch, đã được các già làng, người có uy tín và đông đảo người dân hưởng ứng.

TRUNG THÀNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/71_238667_-trau-thieng-.aspx