Trao đổi về đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Thầy Nguyễn Quang Thi, giáo viên Trường THPT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng trao đổi về đề thi minh họa môn Toán tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Học sinh Trường THPT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 của chương trình cải cách mới năm 2018. Trong đó, chỉ có môn Ngữ văn là thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại là thi theo hình thức trắc nghiệm.

Phân loại từng đối tượng học sinh

Đề Toán minh họa chủ yếu sử dụng kiến thức lớp 10 và 11, coi như là mô phỏng tương tự cho lớp 12 để thi tốt nghiệp THPT sau này.

Đề Toán gồm có 22 câu được chia thành 3 phần. Dạng câu hỏi trong đề thi không có gì lạ so với chương trình mới của học sinh đang theo học nhưng vẫn phân loại được từng đối tượng học sinh.

Bộ thiết kế đề thi với độ khó tăng dần, câu hỏi nâng cao để phân loại chủ yếu ở phần II và ở phần III . Với những câu này là một sâu chuỗi kiến thức đòi hỏi học sinh biết lập luận, suy đoán và tính toán nhanh mới làm được. Sau đây ta tìm hiểu cụ thể từng phần của đề minh họa:

Phần I. Gồm 12 là câu hỏi, mỗi câu có 4 lựa chọn, học sinh chỉ chọn một đáp án cho mỗi câu và được 0,25 điểm.

Theo tôi phần này quen thuộc và học sinh được rèn luyện trong một thời gian dài nên rất nhuần nhuyễn. Tóm lại phần I là đơn giản học sinh yên tâm không bị điểm liệt và coi như hưởng trọn 3 điểm.

Phần II. Gồm 4 câu hỏi, mỗi câu có 4 ý a), b), c) và d). Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Số điểm được lũy tiến theo từng ý và tối đa 1 điểm cho 1 câu hỏi. Theo tôi dạng câu hỏi này trong quá trình dạy học giáo viên cũng có rèn luyện cho học sinh. Giáo viên nêu câu hỏi, học sinh chỉ đánh vào ô đúng hay sai nhưng chỉ một vài câu thôi chứ không phổ biến.

Cái hay ở đây là điểm tăng lên theo từng ý của mỗi câu và làm trọn vẹn 1 câu thì được 1 điểm. Tổng điểm phần này là 4 điểm nhưng để làm được đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, nó hạn chế được việc "đánh bừa" chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay. Theo tôi, học sinh khó đạt điểm tối đa phần này.

Phần III. Gồm có 6 câu hỏi dưới dạng trả lời ngắn, mỗi câu được 0,5 điểm. Đây là dạng câu hỏi mà học sinh giải theo kiểu tự luận. Theo tôi, với loại câu hỏi này học sinh rất quen thuộc và được tương tác liên tục trong quá trình học.

Muốn làm được dạng câu hỏi này đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức, kĩ năng và tư duy sáng tạo, đề không có sẵn đáp số mà học sinh phải giải nên không có tính "may rủi" để lựa chọn như phần I. Dạng này rất phù hợp với học sinh trong quá trình học. Bộ thiết kế đề thi hướng đến đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.

Tóm lại, đề tham khảo để hướng đến thi tốt nghiệp như vậy là phù hợp với chương trình mới; học sinh trung bình và yếu làm được từ 5 điểm đến 6 điểm, học sinh khá làm được từ 6 điểm đến 8 điểm, học sinh giỏi làm được từ 8 điểm đến 9.0 điểm, còn lại dành cho học sinh xuất sắc.

Cô và trò Trường THPT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Đề xuất cắt giảm số câu hỏi của phần II và phần III để thêm hai dạng trắc nghiệm

Bên cạnh những ưu điểm của đề minh họa, cá nhân tôi có một vài đề xuất như sau:

Đề xuất thứ nhất: Bộ cần cắt giảm số câu hỏi của phần II và phần III để thêm hai dạng trắc nghiệm sau cho toàn diện với chương trình mới:

+ Trắc nghiệm : "điền khuyết" hay "điền thế". Câu lệnh thường dùng: "điền vào chổ trống". Học sinh chọn từ, cụm từ, ký hiệu hoặc đáp số thích hợp để điền vào một hoặc nhiều khoảng trống trong câu đã cho.

+ Trắc nghiệm: "ghép đôi". Câu lệnh thường dùng là: "Nối một dòng ở cột bên trái với một dòng ở cột bên phải để được một kết quả đúng".

Trường THPT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng

Trao đổi về câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn

Đề xuất thứ hai: Đối với phần III, Bộ dùng cụm từ " Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn" nhưng đáp án của Bộ chỉ yêu cầu mỗi kết quả. Theo tôi, là không phù hợp với cụm từ trả lời ngắn. Cụ thể câu hỏi 1 và câu hỏi 2 của phần III, tôi đưa ra để cùng trao đổi.

Picture 5

Nếu ban ra để chỉ yêu cầu học sinh ghi kết quả cuối cùng của câu hỏi sau ghi giải ra thì ban ra đề phải thay đổi cụm từ mới chuẩn xác được.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi

Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng

Đề thi Toán tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (đề minh họa)

Đáp án

Nguồn Chính Phủ: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/trao-doi-ve-de-thi-minh-hoa-mon-toan-tot-nghiep-thpt-tu-nam-2025-119240107191415362.htm