Trận chiến ác liệt trên 'cung đường tử thần' ở phía tây Avdiivka

Quân Ukraine chiến đấu liều lĩnh để mở 'cung đường tử thần' ở phía tây thành phố Avdiivka, nhưng vào thời khắc nguy cấp, lại bị quân Nga tấn công.

Vùng đất hoang phía tây thành phố Avdiivka thuộc thỉnh Donetsk của Ukraine tràn ngập khói bom pháo và xác của những xe bọc thép của cả Nga và Ukraine. Sau khi chiếm được Avdiivka, các đơn vị bộ binh cơ giới Nga bắt đầu tấn công nhanh về phía tây và đẩy lùi thành công quân Ukraine.

Vào ngày 23/2, xe công binh phá mìn hạng nặng M1150 của Quân đội Ukraine sử dụng khung gầm xe tăng M1A1 Abram đã lần đầu tiên bị quân Nga phá hủy. Đến ngày 26/2, Ukraine điều xe tăng M1A1 ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, nhưng vừa xuất hiện đã bị tiêu diệt.

Không chỉ có Ukraine bị thiệt hại, trong trận đánh tại “Con đường tử thần” ngày 27/2, quân đội Nga mất 5 xe chiến đấu bộ binh. Ngày 28/2, một xe tăng T-80BVM của Nga bị tiêu diệt.

Ngày 1/3, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Ukraine bất ngờ tấn công xe thiết giáp BTR-82A của quân Nga đang di chuyển, khiến 17 binh sĩ Nga bị hỏa lực súng máy 25 mm M2 khống chế và hứng chịu đòn tấn công liều chết bằng UAV tự sát.

Vào ngày 2/3, một chiếc xe thiết giáp BTR-82A và một trung đội bộ binh Ukraine đã thiệt mạng sau khi bị máy bay không người lái FPV của Nga tấn công. Vào ngày 3/3, quân Ukraine tiếp tục mở cuộc phản công và quân Nga đã phá hủy một chiếc xe tăng M1A1 Abrams khác.

Ngày 4/3, Quân đội Nga mở đợt tấn công khác, mất một xe tăng T-80BVM và một chiếc T-90M. Ngoài ra còn có 2 xe bọc thép MT-LB, 1 xe chiến đấu bộ binh BMP và 1 xe tăng T-72B3 đều bị trúng mìn và pháo chống tăng.

Sáng ngày 5/3, một chiếc T-90M và một số xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Nga bị phá hủy, nhiều binh sĩ thiệt mạng. Đầu giờ chiều ngày 5/3, quân Nga mất thêm 2 chiếc xe tăng T-72B3 và 2 chiếc MT-LB.

Tuy nhiên, quân Ukraine sớm gặp phải đòn phản công của Nga sau khi bị phục kích dữ dội. Nga tuyên bố, trong trận phản công vào phía tây Avdiivka, quân Nga đã tiêu diệt 4 xe tăng M1A1, 3 xe chiến đấu bộ binh Bradley M1A2, 2 pháo tự hành, 3 pháo xe kéo D-30, 3 xe bọc thép và 12 ô tô.

Để ngăn chặn quân Ukraine, quân Nga áp dụng chiến thuật của lính đánh thuê Wagner, khi điều các mũi đột kích từ 3 đến 8 người, được tung ra đi trước. Nếu phát hiện các ổ hỏa lực của quân Ukraine, sẽ lập tức lùi về và gọi pháo binh tiêu diệt.

Để ngăn chặn quân Nga sử dụng chiến thuật tốp bộ binh nhỏ lẻ, quân Ukraine đã sử dụng UAV mang mìn chống bộ binh, rồi kích hoạt mìn nổ từ trên không vào các mũi bộ binh Nga. Trong trường hợp này, quả mìn tương đương với sức công phá của một quả đạn chùm.

Quân Nga và Ukraine đã thực hiện hàng loạt cuộc thảm sát ở vùng phía tây thành phố Avdiivka, khiến nhiều xe tăng M1A1, T-72, T-80, T-90 bị phá hủy. Tên lửa chống tăng ngày nay có giá rất rẻ và các xe tăng như M1A1, Leopard 2, T-90 đều là mục tiêu sống. Trong trường hợp này, việc xe tăng đột phá ở tốc độ cao là không thể.

Tại sao cả Quân đội Nga và Ukraine đều bị thiệt hại lớn ở khu vực phía tây thành phố Avdiivka? Theo một số chuyên gia, điều quan trọng nhất là các phương pháp chiến đấu truyền thống đã mất đi, trước vai trò của cuộc chiến trí tuệ nhân tạo này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể là cuộc chiến trên bộ quy mô lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng trí tuệ nhân tạo. Hệ thống Starlink, máy tính tốc độ cao, internet, dữ liệu lớn và hệ thống nhận dạng khuôn mặt được sử dụng rộng rãi cho cả hai bên.

Cả Nga và Ukraine có tuyến phòng thủ dài hơn 1.500 km và đã thiết lập mạng lưới liên lạc và hệ thống giám sát hoàn chỉnh; có thể thực hiện các cuộc tấn công và hỗ trợ chính xác mọi lúc, mọi nơi.

Nhưng trong các cuộc chiến diễn ra hiện nay, ngay cả những lực lượng nổi dậy như Hamas cũng đã có những bước tiến lớn về vũ khí hạng nặng và vũ khí tấn công chính xác. Hàng loạt vụ tấn công bằng tên lửa và UAV của Hamas đã phá hủy hàng trăm xe tăng và xe bọc thép của Israel.

Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, dù là xe tăng M1A1, Leopard 2, T-80 hay T-90, nếu xuất hiện trên chiến trường thì sẽ bị phát hiện ngay. Những vũ khí chống tăng gồm tên lửa, mìn, UAV tự sát lảng vảng và UAV mang đạn chống tăng… có thể tiêu diệt chiếc xe tăng trị giá hàng triệu USD.

Chiến tranh trí tuệ nhân tạo đã trải qua những thay đổi căn bản, từ các cuộc tấn công tốc độ cao bằng xe tăng đến chiến tranh bộ binh quy mô lớn, chiến tranh trong đô thị và bộ binh trong chiến hào; nhưng các vỏ bọc công sự cũng khó thể che chắn và giữ được bí mật trước đối phương.

Trước đây khi sử dụng hỏa lực pháo binh, lính trinh sát phải dùng ống nhòm để xác định vị trí và khoảng cách của địch, sử dụng các bảng tính để tính toán ra tọa độ và phần tử bắn cho pháo. Nhưng hiện tại, UAV trinh sát và máy tính bảng đã làm thay các phần việc này theo thời gian thực.

Với những tiến bộ về điện tử và hệ thống định vị toàn cầu (GPS), pháo binh giờ đây có thể tấn công từ xa giống như những khẩu súng bắn tỉa khổng lồ. Độ chính xác của pháo binh cũng tăng từ lệch cả trăm mét, giờ tới hàng mét.

Do sự phát triển của các loại vũ khí thông minh mà cả Nga và Ukraine đã mất hơn 10.000 xe bọc thép trong 2 năm xung đột. Điều này là do chiến đấu thời gian thực rất mạnh mẽ trong chiến tranh hiện đại. Đối mặt với những phương pháp chiến đấu mới này, quân đội các nước đang huấn luyện sử dụng UAV trên quy mô lớn.

Về mặt tấn công, quân đội các quốc gia không chỉ phát triển UAV, mà cả tàu không người lái, robot quét mìn,... Đặc biệt là xây dựng hệ thống chỉ huy chiến đấu thông minh, kết nối mạng nhanh hơn, linh hoạt hơn, chính xác hơn và bí mật hơn (Nguồn ảnh: Topwar, RIA Novosti, CNN, Reuters).

Tiến Minh (Theo Sina)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tran-chien-ac-liet-tren-cung-duong-tu-than-o-phia-tay-avdiivka-1965618.html