Trai làng Triều Khúc giả gái diễn điệu múa điệu truyền thống

Những chàng trai làng Triều Khúc - Hà Nội trong trang phục váy áo sặc sỡ, má đỏ, môi hồng cùng nhau múa điệu 'con đĩ đánh bồng' trong lễ hội truyền thống của làng.

Ngày Mùng 9 tháng Giêng (tức 30/1), người dân làng Triều Khúc - Hà Nội tưng bừng mở lễ hội truyền thống của làng.

Ngày Mùng 9 tháng Giêng (tức 30/1), người dân làng Triều Khúc - Hà Nội tưng bừng mở lễ hội truyền thống của làng.

Mở đầu lễ hội là nghi lễ rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng.

Mở đầu lễ hội là nghi lễ rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng.

Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ.

Tương truyền khi xưa, Phùng Hưng sau khi đánh thắng giặc Đường thì nghỉ chân tại thành Tống Bình (làng Triều Khúc ngày nay). Ngài lệnh cho một số lính nam cải trang thành nữ múa để khích lệ tinh thần quân sĩ.

Điểm đặc biệt của điệu múa "Con đĩ đánh bồng" của làng Triều Khúc đó là các chàng trai giả gái tô son phấn, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ.

Điểm đặc biệt của điệu múa "Con đĩ đánh bồng" của làng Triều Khúc đó là các chàng trai giả gái tô son phấn, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ.

Sau này, điệu múa "Con đĩ đánh bồng" trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc diễn ra từ Mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng hàng năm.

Sau này, điệu múa "Con đĩ đánh bồng" trở thành đặc trưng trong hội làng Triều Khúc diễn ra từ Mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng hàng năm.

Bên cạnh màn múa “Con đĩ đánh bồng” đặc sắc còn có những điệu múa lân, múa rồng.

Bên cạnh màn múa “Con đĩ đánh bồng” đặc sắc còn có những điệu múa lân, múa rồng.

Năm 2019, lễ hội làng Triều Khúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Năm 2019, lễ hội làng Triều Khúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hội làng Triều Khúc còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tế lễ, rước kiệu, múa chạy cờ…

Hội làng Triều Khúc còn có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như tế lễ, rước kiệu, múa chạy cờ…

Trong ngày cuối của lễ hội (12 tháng Giêng) sẽ diễn ra điệu múa chạy cờ, tái hiện lại hào khí năm xưa của nghĩa quân Phùng Hưng thao luyện binh mã trước ngày ra trận.

Trong ngày cuối của lễ hội (12 tháng Giêng) sẽ diễn ra điệu múa chạy cờ, tái hiện lại hào khí năm xưa của nghĩa quân Phùng Hưng thao luyện binh mã trước ngày ra trận.

Trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng, duyên dáng múa điệu "con đĩ đánh bồng", đưa mắt lúng liếng

Trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng, duyên dáng múa điệu "con đĩ đánh bồng", đưa mắt lúng liếng

Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1

Thiên Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/trai-lang-trieu-khuc-gia-gai-dien-dieu-mua-dieu-truyen-thong-1802422.html