Trai Hà Nội ra sức trổ tài trong cuộc thi kéo co đầu đông

Trong Lễ hội đền Trấn Vũ (quận Long Biên, Hà Nội) sáng 18/11, tiết mục hấp dẫn nhất là màn tranh tài kéo co của hàng chục thanh niên trai tráng.

Sáng 18/11, Lễ hội kéo co ngồi truyền thống được tổ chức tại đền Trấn Vũ (Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội). Sự kiện thu hút rất đông du khách tham dự.

Sáng 18/11, Lễ hội kéo co ngồi truyền thống được tổ chức tại đền Trấn Vũ (Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội). Sự kiện thu hút rất đông du khách tham dự.

Một cây mây dài 50m, đường kính 5cm được thắt nơ đỏ mang vào sân tế Thánh. Đây chính là dụng cụ dùng để kéo co giữa các đội.

Một cây mây dài 50m, đường kính 5cm được thắt nơ đỏ mang vào sân tế Thánh. Đây chính là dụng cụ dùng để kéo co giữa các đội.

9h, màn tranh tài bắt đầu. Các thí sinh được lựa chọn tham gia là gia đình của họ phải có 5 đời sống tại làng trở lên và có nền nếp, gia giáo chuẩn mực. Tùy vào các hình thức thi đấu, mỗi đội chơi có từ 19 - 25 thành viên.

9h, màn tranh tài bắt đầu. Các thí sinh được lựa chọn tham gia là gia đình của họ phải có 5 đời sống tại làng trở lên và có nền nếp, gia giáo chuẩn mực. Tùy vào các hình thức thi đấu, mỗi đội chơi có từ 19 - 25 thành viên.

Trước giờ bắt đầu, ban tổ chức buộc mảnh vải đỏ để đánh dấu cho mỗi đội lên thân mây. Một số quy định được đặt ra và nhắc nhở nhiều lần như: các đội chỉ được ngồi khi thi đấu, không được đi giày, dép...

Trước giờ bắt đầu, ban tổ chức buộc mảnh vải đỏ để đánh dấu cho mỗi đội lên thân mây. Một số quy định được đặt ra và nhắc nhở nhiều lần như: các đội chỉ được ngồi khi thi đấu, không được đi giày, dép...

Mỗi đội đều có một huấn luyện viên mặc áo cờ đứng bên ngoài để chỉ huy. Chiến thuật được sử dụng nhiều nhất là dùng gót chân tì xuống đất rồi nằm ngửa ra để kéo dây mây về phía đội mình.

Mỗi đội đều có một huấn luyện viên mặc áo cờ đứng bên ngoài để chỉ huy. Chiến thuật được sử dụng nhiều nhất là dùng gót chân tì xuống đất rồi nằm ngửa ra để kéo dây mây về phía đội mình.

Các trai tráng dùng hết sức lực để kéo dây mây về phía mình. Trong sáng nay, cuộc thi chỉ diễn ra giữa 2 đội mang tính hình thức, trình diễn. Ban tổ chức cho biết, lễ hội kéo co không nhằm mục đích phân chia thắng thua mà để dựa vào kết quả thi đấu phán đoán mùa màng, hạn hán, thiên tai năm nay ra sao.

Các trai tráng dùng hết sức lực để kéo dây mây về phía mình. Trong sáng nay, cuộc thi chỉ diễn ra giữa 2 đội mang tính hình thức, trình diễn. Ban tổ chức cho biết, lễ hội kéo co không nhằm mục đích phân chia thắng thua mà để dựa vào kết quả thi đấu phán đoán mùa màng, hạn hán, thiên tai năm nay ra sao.

Nhiều hình thức kéo co của các đội đến từ một số xã, huyện lân cận cũng diễn ra. Trong đó màn kéo co bằng cây tre khá đặc biệt.

Nhiều hình thức kéo co của các đội đến từ một số xã, huyện lân cận cũng diễn ra. Trong đó màn kéo co bằng cây tre khá đặc biệt.

Ngoài ra còn có cả trò chơi kéo co đứng. Hai cây tre có chiều dài 7-8m được móc vào nhau và cố định bằng dây lạt. Trai làng cởi trần, đứng trên nền sân xi-măng không có điểm tỳ để kéo. Sau 4 vòng tranh tài, đội đỏ đã giành chiến thắng.

Ngoài ra còn có cả trò chơi kéo co đứng. Hai cây tre có chiều dài 7-8m được móc vào nhau và cố định bằng dây lạt. Trai làng cởi trần, đứng trên nền sân xi-măng không có điểm tỳ để kéo. Sau 4 vòng tranh tài, đội đỏ đã giành chiến thắng.

Nhiều khán giả hứng khởi theo dõi các màn tranh tài.

Nhiều khán giả hứng khởi theo dõi các màn tranh tài.

Đặc biệt trong sáng nay có thêm sự góp mặt của các tay kéo co người Hàn Quốc.

Đặc biệt trong sáng nay có thêm sự góp mặt của các tay kéo co người Hàn Quốc.

Phía đội Hàn Quốc cho biết: "Kéo co truyền thống châu Á" được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dưới tên "Nghi lễ và trò chơi kéo co", do 4 quốc gia: Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam cùng đệ trình. Vì vậy việc giao lưu văn hóa dựa trên hoạt động kéo co này là một niềm vinh dự của chúng tôi".

Phía đội Hàn Quốc cho biết: "Kéo co truyền thống châu Á" được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dưới tên "Nghi lễ và trò chơi kéo co", do 4 quốc gia: Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam cùng đệ trình. Vì vậy việc giao lưu văn hóa dựa trên hoạt động kéo co này là một niềm vinh dự của chúng tôi".

11h, lễ hội kết thúc trong tiếng hò reo vui mừng.

11h, lễ hội kết thúc trong tiếng hò reo vui mừng.

Theo sử sách kể lại, trước khi có lễ hội năm 1938, làng Ngọc Trì hạn hán, 12 cái giếng thì cạn hết 11, chỉ giếng ở xóm Đìa còn nước. Trai xóm Đường và xóm Chợ đến giếng lấy nước, trai xóm Đìa đã ngăn cản. Bên giằng, bên giữ, sợ đổ mất nước nên họ ngồi xuống đất mà ôm lấy thùng. Hạn hán qua đi, nhớ lại tích ấy, các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng, cầu cho mưa thuận, gió hòa. Ngày xưa, quang gánh nước làm bằng cây song nên người dân đã dùng cây song để làm dây kéo co.

Thạch Thảo

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/trai-ha-noi-ra-suc-tro-tai-trong-cuoc-thi-keo-co-dau-dong-2216354.html