TP Hồ Chí Minh: Tổ chức cho cán bộ, đảng viên tìm hiểu và trải nghiệm 'Phú Nhuận - Nơi ta tìm về'

Ngày 24/2, Quận ủy quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức cho gần 120 đảng viên tiêu biểu, cán bộ cơ sở, lãnh đạo khu phố tham gia trải nghiệm tour du lịch 'Phú Nhuận – Nơi ta tìm về'.

Các cán bộ cơ sở, đảng viên tiêu biểu quận Phú Nhuận trải nghiệm du lịch ngắm TP Hồ Chí Minh bằng xe buýt 2 tầng trong ngày 24/2.

Các cán bộ cơ sở, đảng viên tiêu biểu quận Phú Nhuận trải nghiệm du lịch ngắm TP Hồ Chí Minh bằng xe buýt 2 tầng trong ngày 24/2.

Tham gia tour du lịch này, các đại biểu lần lượt khám phá và tìm hiểu di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia "Đình Phú Nhuận" có tuổi đời hơn 200 năm, di tích lịch sử quốc gia "Trụ sở phái đoàn liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam”, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Thành phố "Lăng Võ Tánh” và trải nghiệm ẩm thực tại phố ẩm thực Phan Xích Long.

Bà Trần Thị Giá, Bí thư Chi bộ khu phố 3, Phường 8, quận Phú Nhuận cho biết, tham gia tour trải nghiệm này bà rất thích khi hiểu hơn về địa bàn mình công tác, qua đó giúp cán bộ nắm được các hoạt động, ý nghĩa của các di tích lịch sử để tuyên truyền, giáo dục cho người dân và đảng viên trẻ biết nhiều hơn lịch sử hình thành của quận nói riêng và các điểm di tích lịch của TP Hồ Chí Minh nói chung.

Chia sẻ về tour du lịch dành cho các cán bộ, đảng viên tiêu biểu, ông Phạm Hồng Sơn, Bí thư Quận ủy quận Phú Nhuận cho biết: "Trong thời gian qua, các cán bộ, đảng viên tiêu biểu, lãnh đạo khu phố đã có nhiều cống hiến để xây dựng đảng bộ vững mạnh. Đặc biệt, trong đợt dịch bệnh vừa qua, các cán bộ cơ sở đã không ngại khó khăn, tuổi tác, từng ngày cần mẫn chăm lo cho người dân, khi hết dịch bệnh thì vận động nhân dân dân tích cực hưởng ứng các phong trào, hoạt động tại phường, xây dựng khu phố văn hóa, xây dựng chi bộ, góp phần xây dựng chính quyền, tổ chức đảng tại phường ngày càng vững mạnh. Vì vậy, Quận muốn biểu dương các cán bộ cơ sở tiêu biểu có đóng góp cho các phong trào tại địa phương và chăm lo tốt cho người dân. Thông qua lễ tuyên dương, Quận cũng muốn các cán bộ cơ sở có thêm điều kiện tham gia tìm hiểu về các di tích lịch sử của quận Phú Nhuận bằng tour du lịch "Phú Nhuận - Nơi ta tìm về" để hiểu hơn về lịch sử hình hành của nơi mình sinh sống, công tác".

Theo ông Phạm Hồng Sơn, vừa qua, Quận cũng đã đầu tư khá nhiều cho việc phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của quận để giới thiệu đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. Qua thống kê, quận Phú Nhuận đang có 9 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật quốc gia như: Đình Phú Nhuận, Lăng Trương Tấn Bửu, Lăng Võ Di Nguy và Trụ sở phái đoàn liên lạc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, cạnh Ủy ban quốc tế giám sát và kiểm soát đình chiến tại Sài Gòn; 5 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố gồm: Lăng Võ Tánh, Chùa Từ Vân, Chùa Phú Long, Chùa Quan Thế Âm và Chùa Pháp Hoa. Đây là những điểm đến du lịch có tính lịch sử, giáo dục cách mạng cao dành cho thế hệ trẻ, cán bộ cơ sở, đảng viên trẻ...

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả hình ảnh độc đáo trong tour du lịch "Phú Nhuận - Nơi ta tìm về":

Trên xe buýt hai tầng, du khách - các cán bộ cơ sở sẽ được tham quan các điểm đến nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh như: phố đi bộ Nguyễn Huệ, trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh, Bưu điện trung tâm TP Hồ Chí Minh, Hội trường Thống Nhất...

Trên xe buýt hai tầng, du khách - các cán bộ cơ sở sẽ được tham quan các điểm đến nổi tiếng của TP Hồ Chí Minh như: phố đi bộ Nguyễn Huệ, trụ sở UBND TP Hồ Chí Minh, Bưu điện trung tâm TP Hồ Chí Minh, Hội trường Thống Nhất...

Điểm đầu tiên của tour du lịch "Phú Nhuận - Nơi ta tìm về" là đình Phú Nhuận, đây là ngôi đình có tuổi đời hơn 200 năm tại TP Hồ Chí Minh.

Điểm đầu tiên của tour du lịch "Phú Nhuận - Nơi ta tìm về" là đình Phú Nhuận, đây là ngôi đình có tuổi đời hơn 200 năm tại TP Hồ Chí Minh.

Ngôi đình này là tiêu biểu cho đình Nam bộ với kiểu nhà xếp đọi. Hằng năm, vào ngày cúng đình có nhiều người dân và du khách đến đây chiêm bái và tham quan tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử của ngôi đình cổ này.

Ngôi đình này là tiêu biểu cho đình Nam bộ với kiểu nhà xếp đọi. Hằng năm, vào ngày cúng đình có nhiều người dân và du khách đến đây chiêm bái và tham quan tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử của ngôi đình cổ này.

Đình Phú Nhuận được xây dựng khoảng năm 1818 ở xóm Kinh, sát kênh Nhiêu Lộc. Đến năm 1852, đình được xây lại trên địa điểm mới là 18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận. Ngày 29/11 năm Nhâm Tý (8/1/1893), vua Tự Đức ban sắc phong cho Thần Thành Hoàng của đình.

Đình Phú Nhuận được xây dựng khoảng năm 1818 ở xóm Kinh, sát kênh Nhiêu Lộc. Đến năm 1852, đình được xây lại trên địa điểm mới là 18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận. Ngày 29/11 năm Nhâm Tý (8/1/1893), vua Tự Đức ban sắc phong cho Thần Thành Hoàng của đình.

Các cán bộ cơ sở, đảng viên tiêu biểu đã dâng hương tại Đình Phú Nhuận.

Các cán bộ cơ sở, đảng viên tiêu biểu đã dâng hương tại Đình Phú Nhuận.

Rời Đình Phú Nhuận, du khách sẽ được đến tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử quốc gia “Trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Rời Đình Phú Nhuận, du khách sẽ được đến tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử quốc gia “Trụ sở Phái đoàn liên lạc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Trụ sở Phái đoàn liên lạc của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại số 87A Trần Kế Xương, Phường 7, quận Phú Nhuận, trước đây là vila của một trung tá Pháp, xây dựng vào khoảng năm 1930, được bố trí là trụ sở của Phái đoàn liên lạc của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 3 năm, từ 17/5/1955 – 17/5/1958. Sự tồn tại vững vàng của Phái đoàn liên lạc trong lòng địch thể hiện quá trình đấu tranh kiên cường cho tự do, dân chủ và thống nhất đất nước. Phái đoàn là ngọn cờ cách mạng cổ vũ niềm tin và ý chí đấu tranh kiên cường của đồng bào Sài Gòn – Gia Định và miền Nam với niềm tin cách mạng nhất định thắng lợi. Với ý nghĩa trên, trụ sở Phái đoàn liên lạc đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 11/1988.

Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Trụ sở Phái đoàn liên lạc của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam tại số 87A Trần Kế Xương, Phường 7, quận Phú Nhuận, trước đây là vila của một trung tá Pháp, xây dựng vào khoảng năm 1930, được bố trí là trụ sở của Phái đoàn liên lạc của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 3 năm, từ 17/5/1955 – 17/5/1958. Sự tồn tại vững vàng của Phái đoàn liên lạc trong lòng địch thể hiện quá trình đấu tranh kiên cường cho tự do, dân chủ và thống nhất đất nước. Phái đoàn là ngọn cờ cách mạng cổ vũ niềm tin và ý chí đấu tranh kiên cường của đồng bào Sài Gòn – Gia Định và miền Nam với niềm tin cách mạng nhất định thắng lợi. Với ý nghĩa trên, trụ sở Phái đoàn liên lạc đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào tháng 11/1988.

Các cán bộ cơ sở chăm chú nghe giới thiệu về lịch sử hình thành Trụ sở Phái đoàn này từ hướng dẫn viên du lịch. Theo lời giới thiệu, tại đây có một cây thị là ám hiệu liên lạc thông tin giữa cán bộ trong Trụ sở Phái đoàn với người dân, các chiến sỹ cách mạng ở bên ngoài.

Các cán bộ cơ sở chăm chú nghe giới thiệu về lịch sử hình thành Trụ sở Phái đoàn này từ hướng dẫn viên du lịch. Theo lời giới thiệu, tại đây có một cây thị là ám hiệu liên lạc thông tin giữa cán bộ trong Trụ sở Phái đoàn với người dân, các chiến sỹ cách mạng ở bên ngoài.

Cây thị năm xưa hiện đã rất cao lớn khiến nhiều du khách tò mò tìm hiểu.

Cây thị năm xưa hiện đã rất cao lớn khiến nhiều du khách tò mò tìm hiểu.

Du khách trải nghiệm cách thức liên lạc của cán bộ, chiến sĩ Cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp tại trụ sở Phái đoàn.

Du khách trải nghiệm cách thức liên lạc của cán bộ, chiến sĩ Cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp tại trụ sở Phái đoàn.

Các cán bộ cơ sở, đảng viên tham quan tại Lăng Võ Tánh.

Các cán bộ cơ sở, đảng viên tham quan tại Lăng Võ Tánh.

Võ Tánh là một danh tướng phò Nguyễn Ánh, chống nhà Tây Sơn và mất trước khi Gia Long lên ngôi năm 1802. Lăng có miếu thờ phía trước nhưng phần mộ chính đơn giản, bằng phẳng, hình chữ nhật.

Võ Tánh là một danh tướng phò Nguyễn Ánh, chống nhà Tây Sơn và mất trước khi Gia Long lên ngôi năm 1802. Lăng có miếu thờ phía trước nhưng phần mộ chính đơn giản, bằng phẳng, hình chữ nhật.

Người dân thường đến đây thắp nhang để tưởng nhớ về Võ tướng quân - người đã trung dũng tuẫn tiết để xin bảo toàn tính mạng cho binh lính của mình.

Người dân thường đến đây thắp nhang để tưởng nhớ về Võ tướng quân - người đã trung dũng tuẫn tiết để xin bảo toàn tính mạng cho binh lính của mình.

Chùm ảnh, clip: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/du-lich/tp-ho-chi-minh-to-chuc-cho-can-bo-dang-vien-tim-hieu-va-trai-nghiem-phu-nhuan-noi-ta-tim-ve-20230224185137917.htm