Tổng thống Biden sẽ tái khởi động 'di sản' nào của ông Obama?

Ông Joe Biden tuyên bố sẽ mở rộng Obamacare, một trong những di sản nổi bật nhất của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một trong những di sản nổi bật nhất của cựu Tổng thống Obama (ảnh) là Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), hay còn được gọi là Obamacare. Ảnh: Reuters.

Một trong những di sản nổi bật nhất của cựu Tổng thống Obama (ảnh) là Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), hay còn được gọi là Obamacare. Ảnh: Reuters.

Trước đây, trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden (ảnh) từng tuyên bố sẽ tái khởi động Obamacare khi đắc cử. Dưới thời Tổng thống Trump, ông Trump đã luôn muốn xóa bỏ "di sản Obama" này. Ảnh: Reuters.

Trước đây, trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden (ảnh) từng tuyên bố sẽ tái khởi động Obamacare khi đắc cử. Dưới thời Tổng thống Trump, ông Trump đã luôn muốn xóa bỏ "di sản Obama" này. Ảnh: Reuters.

Hiện giờ, sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ hôm 20/1 vừa qua, ông Biden được cho là sẽ thực hiện lời hứa. Ảnh: Reuters.

Hiện giờ, sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ hôm 20/1 vừa qua, ông Biden được cho là sẽ thực hiện lời hứa. Ảnh: Reuters.

Chăm sóc y tế đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của vị Tổng thống Mỹ thứ 46. Bên cạnh việc tập trung ứng phó dịch COVID-19, Tổng thống Biden tuyên bố sẽ mở rộng, phát triển ACA cũng như cho phép người Mỹ lựa chọn tham gia một chương trình bảo hiểm y tế công tương tự như Medicare (chương trình hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe cho người từ 65 tuổi hoặc người khuyết tật dưới 65 tuổi). Ảnh: WH.

Chăm sóc y tế đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của vị Tổng thống Mỹ thứ 46. Bên cạnh việc tập trung ứng phó dịch COVID-19, Tổng thống Biden tuyên bố sẽ mở rộng, phát triển ACA cũng như cho phép người Mỹ lựa chọn tham gia một chương trình bảo hiểm y tế công tương tự như Medicare (chương trình hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe cho người từ 65 tuổi hoặc người khuyết tật dưới 65 tuổi). Ảnh: WH.

Chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành vào năm 2010. Ảnh: Reuters.

Chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare được Tổng thống Mỹ Barack Obama ký ban hành vào năm 2010. Ảnh: Reuters.

Obamacare là cải cách chính sách quan trọng nhất về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ kể từ những năm 1960, với mục tiêu hướng tới là nâng cao sức khỏe của người dân Mỹ bằng cách tạo điều kiện cho nhiều người hiện không có bảo hiểm sức khỏe có thể mua được một bảo hiểm tối thiểu cho bản thân và gia đình, cũng như tăng mức quyền lợi hiện người có bảo hiểm đang được hưởng. Ảnh: Reuters.

Obamacare là cải cách chính sách quan trọng nhất về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ kể từ những năm 1960, với mục tiêu hướng tới là nâng cao sức khỏe của người dân Mỹ bằng cách tạo điều kiện cho nhiều người hiện không có bảo hiểm sức khỏe có thể mua được một bảo hiểm tối thiểu cho bản thân và gia đình, cũng như tăng mức quyền lợi hiện người có bảo hiểm đang được hưởng. Ảnh: Reuters.

Theo Đạo luật Obamacare, tất cả người dân Mỹ phải mua bảo hiểm. Những người đủ điều kiện mà không mua bảo hiểm sẽ bị phạt. Chính sách này cũng mở rộng nhiều chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho người có thu nhập thấp. Ảnh: BBC.

Theo Đạo luật Obamacare, tất cả người dân Mỹ phải mua bảo hiểm. Những người đủ điều kiện mà không mua bảo hiểm sẽ bị phạt. Chính sách này cũng mở rộng nhiều chương trình chăm sóc y tế miễn phí dành cho người có thu nhập thấp. Ảnh: BBC.

Di sản quan trọng tiếp theo mà chính quyền Obama để lại là cải cách về môi trường, trong đó có Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015. Song, hồi năm 2017, Tổng thống Trump (ảnh) tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp định này. Đến ngày 4/11/2020, Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định. Ảnh: Reuters.

Di sản quan trọng tiếp theo mà chính quyền Obama để lại là cải cách về môi trường, trong đó có Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015. Song, hồi năm 2017, Tổng thống Trump (ảnh) tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi hiệp định này. Đến ngày 4/11/2020, Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên cầm quyền (20/1/2021), tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp về việc Mỹ tái gia nhập Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu tiên cầm quyền (20/1/2021), tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp về việc Mỹ tái gia nhập Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Biden dự kiến sẽ triệu tập một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khí hậu vào mùa xuân để giúp đẩy nhanh việc cắt giảm khí thải và có thể sẽ đệ trình mục tiêu giảm phát thải mới của Mỹ.

Tổng thống Biden dự kiến sẽ triệu tập một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khí hậu vào mùa xuân để giúp đẩy nhanh việc cắt giảm khí thải và có thể sẽ đệ trình mục tiêu giảm phát thải mới của Mỹ.

"Biến đổi khí hậu đặt ra một 'mối đe dọa hiện hữu' và hành động mở đầu của chính quyền tổng thống mới 'sẽ bắt đầu đưa Mỹ trở lại đúng chỗ, để khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ, giúp đưa quốc gia của chúng ta trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về năng lượng sạch và việc làm", bà Gina McCarthy, cố vấn khí hậu hàng đầu của Tổng thống Biden, cho biết. Ảnh: Reuters.

"Biến đổi khí hậu đặt ra một 'mối đe dọa hiện hữu' và hành động mở đầu của chính quyền tổng thống mới 'sẽ bắt đầu đưa Mỹ trở lại đúng chỗ, để khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ, giúp đưa quốc gia của chúng ta trở thành nước dẫn đầu toàn cầu về năng lượng sạch và việc làm", bà Gina McCarthy, cố vấn khí hậu hàng đầu của Tổng thống Biden, cho biết. Ảnh: Reuters.

Mời độc giả xem thêm video: Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức (Nguồn video: VTV)

Thiên An (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/tong-thong-biden-se-tai-khoi-dong-di-san-nao-cua-ong-obama-1491881.html