Toàn cảnh trận chiến ác liệt và bi tráng của lính dù Nga đánh chiếm sân bay Antonov Ukraine

Truyền thông Nga công bố video lực lượng đổ bộ đường không nước này tấn công và kiểm soát sân bay Antonov ở ngoại ô thủ đô Kiev của Ukraine ngày 24/2/2022. Tuy vậy sau đó phía Ukraine đã phản công đánh bật lực lượng lính dù Nga ra khỏi đây.

Mạng truyền hình RT của Nga hôm 14/7 công bố video đơn vị đổ bộ đường không nước này được triển khai từ lãnh thổ Belarus để tấn công sân bay chiến lược Antonov ở vùng ngoại ô Hostomoel tại tây bắc Kiev.

Video được ghi lại bằng máy quay gắn trên người binh sĩ và máy bay không người lái (UAV), kèm theo nhiều cảnh giao tranh chưa xuất hiện trong hình ảnh được Bộ Quốc phòng Nga đăng hồi giữa tháng 3/2022.

Trong video, các binh sĩ tham gia chiến dịch được tập kết tại sân bay quân sự của Belarus sáng 24/2, trước khi lên trực thăng và đoàn xe cơ giới để tiến về phía nam.

Phi đội trực thăng xuất phát lúc 12h, những binh sĩ Nga đầu tiên đổ bộ xuống sân bay Antonov lúc 13h20 và nhanh chóng lập vành đai phòng thủ, sẵn sàng tiến công vào cơ sở này.

Lính đổ bộ đường không Nga sử dụng nhiều loại hỏa lực trong cuộc đột kích, từ súng trường tấn công AK, súng phóng lựu cá nhân, súng bắn tỉa đến súng chống tăng RPG.

Họ được yểm trợ bởi các phi đội trực thăng vũ trang Mi-35 và Ka-52, trong khi những khẩu đội cối được chỉ điểm mục tiêu bằng flycam cỡ nhỏ.

Được biết, Nga phải huy động tới 200 trực thăng các loại với sự hỗ trợ của các chiến đấu cơ để đánh chiếm sân bay nằm ở tây bắc thủ đô Kiev này, do nơi đây có vị trí chiến lược quan trọng đối với việc phòng thủ Kiev.

Theo tính toán ban đầu, việc kiểm soát sân bay chiến lược này sẽ cho phép Nga nhanh chóng tung 18-20 chiếc máy bay vận tải khổng lồ Il-76 và những chiếc An-124 để vận chuyển binh sĩ.

Ngoài ra vũ khí hạng nặng từ cầu hàng không sẽ cho phép tăng cường thêm cho hướng tấn công của quân Nga từ phía bắc-tây bắc vào thủ đô Kiev.

Mặt khác, sân bay Antonov cũng là nơi đặt chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225 Mriya mà cả Trung Quốc lẫn các nước phương Tây đang nhòm ngó về công nghệ.

Chiếc máy bay khổng lồ này cuối cùng cũng đã bị phá hủy. Ukraine cho biết chính Nga đã pháo kích phá hủy chiếc An-225, đồng thời đòi Moscow phải bồi thường 3 tỷ USD cho việc hồi phục, xong phía Moscow bác bỏ.

Chiếc máy bay khổng lồ này cuối cùng cũng đã bị phá hủy. Ukraine cho biết chính Nga đã pháo kích phá hủy chiếc An-225, đồng thời đòi Moscow phải bồi thường 3 tỷ USD cho việc hồi phục, xong phía Moscow bác bỏ.

Hơn nữa tại sân bay chiến lược Antonov, trụ sở của cơ quan mang tên “Giải pháp cầu Hàng không Chiến lược Quốc tế” (SALIS) cũng được đặt tại đây.

SALIS là một chương trình được tạo ra để cung cấp khả năng vận chuyển hàng không độc nhất (hàng ngoại cỡ) cho các quốc gia tham gia.

Hiện tại, một nhóm gồm 9 nước Đồng minh NATO (Bỉ, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Na Uy, Ba Lan, Slovakia và Slovenia) đang tham gia chương trình này.

Với những nguyên nhân quan trọng như trên, dù phải trả bất cứ cái giá nào Nga cũng sẽ đánh chiếm bằng được sân bay này, vừa để nhanh chóng đánh chiếm thủ đô Kiev.

Vừa để “báu vật công nghệ Liên Xô” không lọt vào tay những đối thủ nguy hiểm nhất của mình.

Lực lượng đổ bộ đường không của Nga (VDV) đã có bước khởi đầu thuận lợi khi họ có yếu tố bất ngờ, trang bị hỏa lực mạnh.

Đồng thời với quân số áp đảo, quân Nga đã ngay lập tức có bước tiến mạnh mẽ, nhanh chóng khuất phục các nhóm binh sĩ Ukraine đang bảo vệ vòng ngoài sân bay.

Trực thăng áp chế hỏa lực trên không, dưới mặt đất lực lượng lính dù tinh nhuệ đột phá phòng tuyến và tràn vào trong sân bay.

Binh sĩ Nga đã dùng loa phóng thanh để gọi hàng quân nhân Ukraine bảo vệ sân bay Antonov, trước khi tiến vào tòa nhà điều hành ở cơ sở này.

Sau khi gọi hàng không thành công, lính dù Nga liền tấn công vào tòa nhà điều hành sân bay.

Sau khi vô hiệu hóa nhóm lính đang bảo vệ tại tòa nhà điều hành, lính Nga đã kéo cờ của mình lên nóc tòa nhà này.

Cờ Nga được kéo trên nóc tòa nhà lúc 15h36, nhưng không rõ giao tranh tại sân bay kết thúc vào thời điểm nào.

Những hình ảnh sau đó một ngày cho thấy binh sĩ Nga triển khai nhiều loại hỏa lực mạnh như súng máy 12,7 mm, tên lửa chống tăng dẫn đường và súng phóng lựu tự động AGS để phòng thủ sân bay, trong lúc chờ lực lượng tiếp viện đến bằng đường bộ.

Kiểm soát sân bay Antonov là thắng lợi lớn đầu tiên của lực lượng Nga trong ngày đầu chiến sự 24/2.

Tuy nhiên, lực lượng tiếp viện bằng đường bộ đã không thể tiến được vào Kiev do vấp phải sự phản kháng của Ukraine cũng như nhiều trục trặc về hậu cần, hiệp đồng trên đường tiến quân.

Trong báo cáo công bố ngày 26/5, Bộ Quốc phòng Anh nhận định lực lượng đổ bộ đường không thiện chiến của Nga "chịu một số thất bại chiến thuật đáng kể" như không kiểm soát được sân bay Antonov.

Bài viết của phóng viên Tom Cooper trên trang “theaviationgeekclub” cho biết, lực lượng lính dù Nga đã phải trả giá đắt trong cuộc tấn công vào sân bay Antonov ở Hostomel.

Theo đó, họ đã phải trả một cái giá quá đắt chỉ để đưa quân dù của VDV đến mục tiêu của họ (mất 6-7 máy bay trực thăng, trong đó có hai chiếc Ka-52 đã được xác nhận), trong khi đó, Ukraine chỉ mất 1 chiếc MiG-29.

Như vậy là hệ thống phòng không của Ukraine vẫn còn đang hoạt động phần nào, chứ không hoàn toàn bị tiêu diệt như phía Nga tuyên bố thời điểm đó.

Không những vậy, ngay sau đó, Lữ đoàn phản ứng nhanh số 4 của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã phản công với sự hỗ trợ của Không quân Ukraine.

Thiếu tăng viện từ lực lượng trên bộ, trên không thì bị phòng không và không quân Ukraine áp chế, lính dù Nga đã chiến đấu đơn độc và thiệt hại nặng nề dù họ rất thiện chiến. Thất bại của lính dù Nga là do thiếu hiệp đồng tác chiến và đánh giá thấp sự phản ứng của quân đội Ukraine.

Toàn bộ lực lượng lính dù Nga đánh chiếm sân bay Antonov đã bị quân đội Ukraine đánh bật ra ngoài.

Số thương vong của lính dù Nga rất lớn do họ phải đụng độ với lực lượng tiếp viện của Lữ đoàn đặc nhiệm Spetsnaz số 45 Ukraine, một số lính dù Nga sống sót đã phân tán và rút vào các khu rừng gần đó (Hình ảnh lính Ukraine tái kiểm soát sân bay Antonov).

Số thương vong của lính dù Nga rất lớn do họ phải đụng độ với lực lượng tiếp viện của Lữ đoàn đặc nhiệm Spetsnaz số 45 Ukraine, một số lính dù Nga sống sót đã phân tán và rút vào các khu rừng gần đó (Hình ảnh lính Ukraine tái kiểm soát sân bay Antonov).

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/toan-canh-tran-chien-ac-liet-va-bi-trang-cua-linh-du-nga-danh-chiem-san-bay-antonov-ukraine-post510767.antd