Tình tiết sốc trong vụ thử bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô

Ba tháng sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Liên Xô, Klaus Fuchs, nhà vật lý gốc Đức, người giúp Mỹ chế tạo bom nguyên tử đầu tiên, đã bị bắt vì làm gián điệp cho Liên Xô.

Vào 29/8/1949, tại một bãi thử ở Semipalatinsk, Kazakhstan, Liên Xô đã kích nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, có biệt danh là “Tia chớp đầu tiên”.

Vào 29/8/1949, tại một bãi thử ở Semipalatinsk, Kazakhstan, Liên Xô đã kích nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, có biệt danh là “Tia chớp đầu tiên”.

Vụ nổ có mức công phá kiloton, tương đương với “Trinity,” quả bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ, đã phá thế độc tôn về vũ khí hạt nhân của siêu cường từng làm thế giới rung chuyển với hai vụ ném bom hạt nhân Nhật Bản năm 1945.

Vụ nổ có mức công phá kiloton, tương đương với “Trinity,” quả bom hạt nhân đầu tiên của Mỹ, đã phá thế độc tôn về vũ khí hạt nhân của siêu cường từng làm thế giới rung chuyển với hai vụ ném bom hạt nhân Nhật Bản năm 1945.

Ngày 3/9, một chiếc máy bay do thám của Mỹ bay dọc bờ biển Siberia đã thu thập được bằng chứng đầu tiên về phóng xạ từ vụ nổ. Cuối tháng 9, Tổng thống Truman tuyên bố với người Mỹ rằng Liên Xô cũng đã sở hữu bom nguyên tử.

Ngày 3/9, một chiếc máy bay do thám của Mỹ bay dọc bờ biển Siberia đã thu thập được bằng chứng đầu tiên về phóng xạ từ vụ nổ. Cuối tháng 9, Tổng thống Truman tuyên bố với người Mỹ rằng Liên Xô cũng đã sở hữu bom nguyên tử.

Ba tháng sau, Klaus Fuchs, nhà vật lý gốc Đức, người giúp Mỹ chế tạo bom nguyên tử đầu tiên, đã bị bắt vì tiết lộ bí mật hạt nhân cho Liên Xô.

Ba tháng sau, Klaus Fuchs, nhà vật lý gốc Đức, người giúp Mỹ chế tạo bom nguyên tử đầu tiên, đã bị bắt vì tiết lộ bí mật hạt nhân cho Liên Xô.

Theo các cáo buộc, khi làm việc tại trụ sở chương trình phát triển bom nguyên tử của Mỹ trong Thế chiến II, Fuchs đã cung cấp cho Liên Xô thông tin chính xác về chương trình nguyên tử của Mỹ.

Theo các cáo buộc, khi làm việc tại trụ sở chương trình phát triển bom nguyên tử của Mỹ trong Thế chiến II, Fuchs đã cung cấp cho Liên Xô thông tin chính xác về chương trình nguyên tử của Mỹ.

Thông qua Fuchs, Liên Xô đã có được bản thiết kế của quả bom “Fat Man” - quả bom được thả xuống thành phố Nagasaki, cùng mọi dữ kiện mà các nhà khoa học ở Los Alamos nắm được về lý thuyết bom hydro.

Thông qua Fuchs, Liên Xô đã có được bản thiết kế của quả bom “Fat Man” - quả bom được thả xuống thành phố Nagasaki, cùng mọi dữ kiện mà các nhà khoa học ở Los Alamos nắm được về lý thuyết bom hydro.

Sau khi hoạt động gián điệp của Fuchs bị phanh phui, cùng với việc Mỹ mất đi lợi thế nguyên tử, Tổng thống Truman đã ra lệnh phát triển bom hydro, một vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản.

Sau khi hoạt động gián điệp của Fuchs bị phanh phui, cùng với việc Mỹ mất đi lợi thế nguyên tử, Tổng thống Truman đã ra lệnh phát triển bom hydro, một vũ khí được cho là mạnh hơn hàng trăm lần so với bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản.

Ngày 1/11/1952, Mỹ đã kích nổ thành công “Mike,” quả bom hydro đầu tiên trên thế giới, tại khu vực đảo san hô Elugelab, thuộc quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương.

Ngày 1/11/1952, Mỹ đã kích nổ thành công “Mike,” quả bom hydro đầu tiên trên thế giới, tại khu vực đảo san hô Elugelab, thuộc quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương.

Ba năm sau, vào ngày 22/11/1955, đến lượt Liên Xô kích nổ quả bom hydro đầu tiên. Từ đây, cả hai siêu cường đều đã sở hữu “siêu bom” khiến thế giới nằm dưới sự đe dọa của một cuộc chiến tranh nhiệt hạch đáng sợ...

Ba năm sau, vào ngày 22/11/1955, đến lượt Liên Xô kích nổ quả bom hydro đầu tiên. Từ đây, cả hai siêu cường đều đã sở hữu “siêu bom” khiến thế giới nằm dưới sự đe dọa của một cuộc chiến tranh nhiệt hạch đáng sợ...

Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tinh-tiet-soc-trong-vu-thu-bom-nguyen-tu-dau-tien-cua-lien-xo-1574981.html