Tỉnh nào có tên gọi mang nghĩa 'xứ trời'?

Vùng đất này xuất phát từ chữ Mường Then (Mường Thanh) theo tiếng dân tộc Thái, nghĩa là xứ trời. Đây được xem là vùng đất thiêng ở miền biên viễn.

1. Tỉnh nào có tên gọi mang nghĩa ‘xứ trời’?

Thừa Thiên Huế
Điện Biên
Kon Tum
Thanh Hóa

Chính xác

Điện Biên vốn còn có tên gọi là Mường Then (Mường Thanh) theo tiếng dân tộc Thái, nghĩa là "xứ trời". Nơi đây được xem là vùng đất thiêng ở miền biên viễn, là nơi thông đất trời. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, Điện Biên là đất tổ của dân tộc Thái ở Đông Nam Á.

2. Tên gọi tỉnh này do vị vua nào đặt?

Thiệu Trị
Minh Mạng
Tự Đức
Hàm Nghi

Chính xác

Tên gọi Phủ Điện Biên, hay Điện Biên Phủ được vua Thiệu Trị đặt vào năm 1841, trong đó chữ “Điện” hiểu theo nghĩa là vững chãi, “Biên” là vùng biên giới, biên cương. Điện Biên nghĩa là vùng biên cương vững chãi. Phủ Điện Biên thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu.

3. Tỉnh này được tách ra từ tỉnh nào?

Sơn La
Lai Châu
Hòa Bình
Lào Cai

Chính xác

Trước đây, thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu. Đến cuối năm 2003, Quốc hội phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc. Diện tích đất tự nhiên tỉnh Điện Biên là hơn 9.550km2.

4. Tỉnh này có đường biên giới với mấy quốc gia?

0
1
2
3

Chính xác

Việt Nam có đường biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Trong đó, chỉ có Kon Tum và Điện Biên tiếp giáp với 2 quốc gia. Cụ thể, phía Đông và Đông Bắc của Điện Biên giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Phong Sa Ly và Luông Pha Băng (Lào). Cổng thông tin điện tử tỉnh cho biết đường biên giới với Lào và Trung Quốc dài hơn 455km.

5. Di tích sân bay nào hiện nằm trong sân bay Điện Biên Phủ?

Sân bay Sao Vàng
Sân bay Tủa Chùa
Sân bay Mường Thanh
Sân bay Tuần Giáo

Chính xác

Theo trang tin Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, sân bay Mường Thanh là một phần của di tích chiến trường Điện Biên Phủ. Công trình được người Pháp xây dựng từ năm 1939, lúc đó nằm trong hệ thống sân bay miền núi hẻo lánh của vùng Tây Bắc.

Trước chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, đây là sân bay dã chiến được thực dân Pháp xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp vận cho cứ điểm phòng thủ. Đến năm 1958, vận tải hàng không dân dụng do quân đội Việt Nam đảm nhiệm chính thức được mở tại sân bay Điện Biên Phủ, tuy nhiên số lượng chuyến bay còn hạn chế.

Hiện tại, sân bay Điện Biên Phủ đã có nhiều cải tiến, phục vụ khách hàng có nhu cầu di chuyển Điện Biên – Hà Nội và một số đường bay quốc tế. Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác sân bay Mường Thanh trở thành cảng hàng không Điện Biên đã khiến di tích này bị thay đổi, một số cứ điểm tại khu vực sân bay phải đánh mốc dưới lòng đất.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tinh-nao-co-ten-goi-mang-nghia-xu-troi-2268658.html