Tiêm kích T-75 Chiếu Tướng của Nga lộ diện hoàn toàn tại MAKS 2021

Máy bay chiến đấu quân sự mới của Nga có tên Checkmate - Chiếu Tướng, đã được giới thiệu cho Tổng thống Putin tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021.

Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nghe giới thiệu về tiêm kích T-75 Chiếu Tướng, của phòng thiết kế Sukhoi. Đây cũng là chủ đề chính của triển lãm lần này.

Tại triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nghe giới thiệu về tiêm kích T-75 Chiếu Tướng, của phòng thiết kế Sukhoi. Đây cũng là chủ đề chính của triển lãm lần này.

Một sĩ quan KB tháp tùng nguyên thủ cho biết: “Các thuật toán hỗ trợ phi công, dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đã được áp dụng trên máy bay T-75, giúp giảm tải công việc cho phi công trong các thao tác không cần thiết, cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ chính”.

Một sĩ quan KB tháp tùng nguyên thủ cho biết: “Các thuật toán hỗ trợ phi công, dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đã được áp dụng trên máy bay T-75, giúp giảm tải công việc cho phi công trong các thao tác không cần thiết, cho phép họ tập trung vào các nhiệm vụ chính”.

Tiêm kích Chiếu Tướng là loại máy bay chiến đấu đa năng một động cơ hạng nhẹ, thế hệ thứ năm đầu tiên của Nga. Theo các nguồn tin của nhà sản xuất máy bay Sukhoi, tốc độ của máy bay sẽ vượt quá 2 Mach, trọng lượng của nó sẽ nhỏ hơn 18 tấn; tải trọng chiến đấu là 7.400 kg, trần bay tối đa 16,5 km, chịu quá tải đến 8G.

Tiêm kích Chiếu Tướng là loại máy bay chiến đấu đa năng một động cơ hạng nhẹ, thế hệ thứ năm đầu tiên của Nga. Theo các nguồn tin của nhà sản xuất máy bay Sukhoi, tốc độ của máy bay sẽ vượt quá 2 Mach, trọng lượng của nó sẽ nhỏ hơn 18 tấn; tải trọng chiến đấu là 7.400 kg, trần bay tối đa 16,5 km, chịu quá tải đến 8G.

Theo Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga (FSMTC) Dmitry Shugaev, Checkmate có những đặc điểm đột phá, bao gồm hiệu suất bay cao, khả năng tấn công và trinh sát trên diện rộng, phức hợp thiết bị điện tử trên máy bay mới nhất và giảm tín hiệu radar (khả năng tàng hình).

Theo Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật - Quân sự Liên bang Nga (FSMTC) Dmitry Shugaev, Checkmate có những đặc điểm đột phá, bao gồm hiệu suất bay cao, khả năng tấn công và trinh sát trên diện rộng, phức hợp thiết bị điện tử trên máy bay mới nhất và giảm tín hiệu radar (khả năng tàng hình).

Checkmate sử dụng hệ thống hút gió bụng (hay còn gọi là cửa hút gió hàm dưới), giống như chiếc X-32 của hãng Boeing, sản phẩm đã thất bại trong cuộc đua máy bay chiến đấu một động cơ với F-35 của Mỹ trước kia.

Checkmate sử dụng hệ thống hút gió bụng (hay còn gọi là cửa hút gió hàm dưới), giống như chiếc X-32 của hãng Boeing, sản phẩm đã thất bại trong cuộc đua máy bay chiến đấu một động cơ với F-35 của Mỹ trước kia.

Nhìn từ mặt trước của chiếc Checkmate, chiếc máy thế hệ thứ 5 này trông khá bầu bĩnh, đường nét của nó rất giống với F-35, nhưng phần mũi máy bị uốn cong rõ ràng. Checkmate sử dụng hệ thống trinh sát hồng ngoại EOTS, tương tự như F-35, chứ không phải trước kính chắn gió như tiêm kích Su-57.

Nhìn từ mặt trước của chiếc Checkmate, chiếc máy thế hệ thứ 5 này trông khá bầu bĩnh, đường nét của nó rất giống với F-35, nhưng phần mũi máy bị uốn cong rõ ràng. Checkmate sử dụng hệ thống trinh sát hồng ngoại EOTS, tương tự như F-35, chứ không phải trước kính chắn gió như tiêm kích Su-57.

Do các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất luôn chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp phát hiện thụ động hồng ngoại, như một phương pháp dự phòng, khi radar trên máy bay không được bật, có thể là trong môi trường bị gây nhiễu mạnh; hoặc sử dụng trong một cuộc tấn công bí mật.

Do các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất luôn chú trọng đến việc sử dụng các phương pháp phát hiện thụ động hồng ngoại, như một phương pháp dự phòng, khi radar trên máy bay không được bật, có thể là trong môi trường bị gây nhiễu mạnh; hoặc sử dụng trong một cuộc tấn công bí mật.

Cả Mỹ và Liên Xô đã có tiền lệ lắp đặt các thiết bị tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại ở vị trí này, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-14 do Mỹ sản xuất và máy bay chiến đấu MiG-31 của Nga.

Cả Mỹ và Liên Xô đã có tiền lệ lắp đặt các thiết bị tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại ở vị trí này, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-14 do Mỹ sản xuất và máy bay chiến đấu MiG-31 của Nga.

Dưới góc độ của một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sử dụng cửa hút gió hàm dưới, mà Nga đã tiết lộ trước đây; rõ ràng Nga ít nhất đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu, về chương trình máy thế hệ thứ năm, với cách bố trí tương tự.

Dưới góc độ của một mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sử dụng cửa hút gió hàm dưới, mà Nga đã tiết lộ trước đây; rõ ràng Nga ít nhất đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu, về chương trình máy thế hệ thứ năm, với cách bố trí tương tự.

Hiện tại, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phổ biến như F-22, F-35 (Mỹ), J-20, FC-31 (Trung Quốc) hay Su-57 của Nga, đều áp dụng cách bố trí cửa hút gió hai bên. Ưu điểm là thân máy bay, có thể đối diện với cửa hút gió, tạo độ kín khít nhất định; đồng thời bố trí cửa hút gió hình chữ S rất thuận tiện.

Hiện tại, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phổ biến như F-22, F-35 (Mỹ), J-20, FC-31 (Trung Quốc) hay Su-57 của Nga, đều áp dụng cách bố trí cửa hút gió hai bên. Ưu điểm là thân máy bay, có thể đối diện với cửa hút gió, tạo độ kín khít nhất định; đồng thời bố trí cửa hút gió hình chữ S rất thuận tiện.

Nếu bố trí cửa hút gió ở bụng, tương đối bất tiện khi sắp xếp hình chữ S của cửa gió vào. Tuy nhiên với một động cơ, giới phân tích hàng không cho rằng, Nga sẽ khắc phục được nhược điểm của cửa hút khí thẳng như của Su-57; tạo thành một chiếc máy bay tàng hình thực sự.

Nếu bố trí cửa hút gió ở bụng, tương đối bất tiện khi sắp xếp hình chữ S của cửa gió vào. Tuy nhiên với một động cơ, giới phân tích hàng không cho rằng, Nga sẽ khắc phục được nhược điểm của cửa hút khí thẳng như của Su-57; tạo thành một chiếc máy bay tàng hình thực sự.

Một đặc điểm khác biệt của máy bay Checkmate, là nó chỉ có một cặp đuôi đứng hình chữ V và không có cánh đuôi nằm ngang, giống như thiết kế "máy bay thế hệ thứ sáu" ở các nước như Anh, Pháp và Đức.

Một đặc điểm khác biệt của máy bay Checkmate, là nó chỉ có một cặp đuôi đứng hình chữ V và không có cánh đuôi nằm ngang, giống như thiết kế "máy bay thế hệ thứ sáu" ở các nước như Anh, Pháp và Đức.

Với đuôi đứng chữ V là một thiết kế khá lạ đối với các mẫu máy bay của Nga, khi cánh đuôi ngang và bánh lái đuôi được gộp lại thành 2 cánh chéo tạo thành hình chữ V. Kiểu đuôi khá giống với hai mẫu "máy bay thất bại" là X-32 hay YF-23 của Mỹ.

Với đuôi đứng chữ V là một thiết kế khá lạ đối với các mẫu máy bay của Nga, khi cánh đuôi ngang và bánh lái đuôi được gộp lại thành 2 cánh chéo tạo thành hình chữ V. Kiểu đuôi khá giống với hai mẫu "máy bay thất bại" là X-32 hay YF-23 của Mỹ.

Một số nguồn tin còn khẳng định, Checkmate sẽ sử dụng động cơ "Sản phẩm 30" (có ký hiệu là AL-41F3), có sức đẩy 18 tấn. Trên thực tế, Checkmate nếu cần thiết, cũng không cần thiết kế cánh đuôi, vì động cơ "Sản phẩm 30" sử dụng vector lực đẩy 3D, nên có thể thay thế cánh đuôi ở một mức độ nhất định.

Một số nguồn tin còn khẳng định, Checkmate sẽ sử dụng động cơ "Sản phẩm 30" (có ký hiệu là AL-41F3), có sức đẩy 18 tấn. Trên thực tế, Checkmate nếu cần thiết, cũng không cần thiết kế cánh đuôi, vì động cơ "Sản phẩm 30" sử dụng vector lực đẩy 3D, nên có thể thay thế cánh đuôi ở một mức độ nhất định.

Nga hy vọng sẽ thu hút được khách hàng nước ngoài thông qua loại máy bay chiến đấu mới này, và để cạnh tranh với F-35, giúp thay máu cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này. Nhưng liệu nó có đạt được, thì các nhà thiết kế máy bay Nga, phải còn nhiều việc phải làm với Checkmate.

Nga hy vọng sẽ thu hút được khách hàng nước ngoài thông qua loại máy bay chiến đấu mới này, và để cạnh tranh với F-35, giúp thay máu cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này. Nhưng liệu nó có đạt được, thì các nhà thiết kế máy bay Nga, phải còn nhiều việc phải làm với Checkmate.

Nhưng việc đưa Checkmate vào hoạt động, sẽ giúp xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách thế hệ giữa máy bay chiến đấu Nga và Mỹ. Bởi dù quân đội Mỹ có F-22 mạnh hơn, nhưng chủ lực vẫn là F-35, ngang tầm với máy bay chiến đấu Checkmate thế hệ thứ 5 này.

Nhưng việc đưa Checkmate vào hoạt động, sẽ giúp xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách thế hệ giữa máy bay chiến đấu Nga và Mỹ. Bởi dù quân đội Mỹ có F-22 mạnh hơn, nhưng chủ lực vẫn là F-35, ngang tầm với máy bay chiến đấu Checkmate thế hệ thứ 5 này.

Chuyến bay đầu tiên của Checkmate dự kiến vào năm 2023; những chiếc Checkmate đầu tiên cho khách hàng được lên kế hoạch trong vòng 5,5 năm tới.

Chuyến bay đầu tiên của Checkmate dự kiến vào năm 2023; những chiếc Checkmate đầu tiên cho khách hàng được lên kế hoạch trong vòng 5,5 năm tới.

Về giá cả, theo công ty Sukhoi, giá Checkmate sẽ thấp hơn so với các loại máy bay tàng hình như Su-57 của Nga, F-35 của Mỹ hay J-20 của Trung Quốc và giá cả giúp nó tạo nên lợi thế, nhất là thị trường châu Á. Ngoài ra, Checkmate sẽ có một loạt các loại vũ khí, kể cả những loại đang trong quá trình phát triển. Nguồn ảnh: Topwar.

Về giá cả, theo công ty Sukhoi, giá Checkmate sẽ thấp hơn so với các loại máy bay tàng hình như Su-57 của Nga, F-35 của Mỹ hay J-20 của Trung Quốc và giá cả giúp nó tạo nên lợi thế, nhất là thị trường châu Á. Ngoài ra, Checkmate sẽ có một loạt các loại vũ khí, kể cả những loại đang trong quá trình phát triển. Nguồn ảnh: Topwar.

Nga tự tin khẳng định sức mạnh của Su-57 ăn đứt F-22, F-35

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-t-75-chieu-tuong-cua-nga-lo-dien-hoan-toan-tai-maks-2021-1565358.html