Tiêm kích Su-35 gây thất vọng khi bị J-10 Trung Quốc đánh bại

Tiêm kích Su-35 đã thua cuộc trong trận huấn luyện đối kháng với chiến đấu cơ Chengdu J-10 của Trung Quốc.

Là một phần của những cuộc tập trận do Quân đội Trung Quốc tiến hành, khoa mục huấn luyện đối kháng đã được tổ chức giữa các máy bay chiến đấu hàng đầu thuộc không quân nước này, trong đó đáng chú ý là màn tranh tài giữa tiêm kích Su-35 và J-10.

Là một phần của những cuộc tập trận do Quân đội Trung Quốc tiến hành, khoa mục huấn luyện đối kháng đã được tổ chức giữa các máy bay chiến đấu hàng đầu thuộc không quân nước này, trong đó đáng chú ý là màn tranh tài giữa tiêm kích Su-35 và J-10.

Theo thông báo, máy bay chiến đấu của Nga đã thua khi đối đầu tiêm kích hạng nhẹ do Trung Quốc chế tạo. Dữ liệu này được cung cấp bởi ấn phẩm NetEase, họ lưu ý rằng thực tế trên gây ra một số ý kiến không hài lòng với khả năng của tiêm kích Nga.

Theo thông báo, máy bay chiến đấu của Nga đã thua khi đối đầu tiêm kích hạng nhẹ do Trung Quốc chế tạo. Dữ liệu này được cung cấp bởi ấn phẩm NetEase, họ lưu ý rằng thực tế trên gây ra một số ý kiến không hài lòng với khả năng của tiêm kích Nga.

Tờ NetEase nhấn mạnh vào yếu tố trong trận huấn luyện đối kháng nói trên, tiêm kích Nga đã không thể đáp ứng những hy vọng đặt vào mình và để thua chiếc Chengdu J-10 của Trung Quốc một cách khá dễ dàng.

Tờ NetEase nhấn mạnh vào yếu tố trong trận huấn luyện đối kháng nói trên, tiêm kích Nga đã không thể đáp ứng những hy vọng đặt vào mình và để thua chiếc Chengdu J-10 của Trung Quốc một cách khá dễ dàng.

Mặc dù không có bất kỳ thông tin chi tiết nào về diễn biến cuộc đối đầu, nhưng giới truyền thông tại Trung Quốc cho rằng thực tế trên cho thấy khả năng mua thêm máy bay chiến đấu Su-35S của Nga là hoàn toàn không có cơ sở.

Mặc dù không có bất kỳ thông tin chi tiết nào về diễn biến cuộc đối đầu, nhưng giới truyền thông tại Trung Quốc cho rằng thực tế trên cho thấy khả năng mua thêm máy bay chiến đấu Su-35S của Nga là hoàn toàn không có cơ sở.

Đây là điều không gây bất ngờ, bởi trước đó giới chức quân sự nước này đã nhấn mạnh rằng bản thân các máy bay chiến đấu của Nga không phải là mối quan tâm chính đối với Trung Quốc, mà là các công nghệ được sử dụng trong chúng.

Đây là điều không gây bất ngờ, bởi trước đó giới chức quân sự nước này đã nhấn mạnh rằng bản thân các máy bay chiến đấu của Nga không phải là mối quan tâm chính đối với Trung Quốc, mà là các công nghệ được sử dụng trong chúng.

Đặc biệt chúng ta đang nói về động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) cung cấp cho máy bay khả năng cơ động cao, cũng như công nghệ hàn hợp kim titan, sẽ giúp Trung Quốc đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển chiến đấu cơ của riêng mình.

Đặc biệt chúng ta đang nói về động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) cung cấp cho máy bay khả năng cơ động cao, cũng như công nghệ hàn hợp kim titan, sẽ giúp Trung Quốc đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển chiến đấu cơ của riêng mình.

“Sau khi tiêm kích Su-35 được Trung Quốc tiếp nhận, nó đã thua J-10 trong một trận huấn luyện, nhưng điều này không có nghĩa là 2,5 tỷ USD dành để mua dòng chiến đấu cơ nói trên đã bị lãng phí".

“Sau khi tiêm kích Su-35 được Trung Quốc tiếp nhận, nó đã thua J-10 trong một trận huấn luyện, nhưng điều này không có nghĩa là 2,5 tỷ USD dành để mua dòng chiến đấu cơ nói trên đã bị lãng phí".

"Ngay từ đầu, nước ta mua sắm chiếc tiêm kích này không chỉ vì động cơ điều khiển vector lực đẩy, mà còn vì công nghệ quan trọng hơn động cơ gấp 100 lần - đó là công nghệ gia công và hàn hợp kim titan của Nga”, tờ NetEase nhấn mạnh.

"Ngay từ đầu, nước ta mua sắm chiếc tiêm kích này không chỉ vì động cơ điều khiển vector lực đẩy, mà còn vì công nghệ quan trọng hơn động cơ gấp 100 lần - đó là công nghệ gia công và hàn hợp kim titan của Nga”, tờ NetEase nhấn mạnh.

Những bí quyết công nghệ học hỏi được từ Su-35 đã được Trung Quốc ứng dụng rõ nhất vào tiêm kích đa năng hai chỗ ngồi J-16, đây được xem là sản phẩm độc nhất vô nhị của Trung Quốc, không phải nguyên mẫu sao chép Su-30 như nhiều ý kiến đánh giá.

Những bí quyết công nghệ học hỏi được từ Su-35 đã được Trung Quốc ứng dụng rõ nhất vào tiêm kích đa năng hai chỗ ngồi J-16, đây được xem là sản phẩm độc nhất vô nhị của Trung Quốc, không phải nguyên mẫu sao chép Su-30 như nhiều ý kiến đánh giá.

Chiếc J-16 sử dụng buồng lái hai chỗ ngồi, nó tích hợp radar mảng pha quét chủ động (AESA) cực kỳ tiên tiến và hệ thống cảm biến tinh vi, đây chính là tiêm kích hạng nặng được xác định dùng để thay thế Su-35 khi Trung Quốc không có ý định nhập khẩu thêm.

Chiếc J-16 sử dụng buồng lái hai chỗ ngồi, nó tích hợp radar mảng pha quét chủ động (AESA) cực kỳ tiên tiến và hệ thống cảm biến tinh vi, đây chính là tiêm kích hạng nặng được xác định dùng để thay thế Su-35 khi Trung Quốc không có ý định nhập khẩu thêm.

Còn về phần chiếc J-10, biến thể nâng cấp mới nhất J-10C thậm chí được đánh giá là chiến đấu cơ hạng nhẹ tốt nhất thế giới hiện nay, bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi nó vượt qua Su-35 trong huấn luyện đối kháng.

Còn về phần chiếc J-10, biến thể nâng cấp mới nhất J-10C thậm chí được đánh giá là chiến đấu cơ hạng nhẹ tốt nhất thế giới hiện nay, bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi nó vượt qua Su-35 trong huấn luyện đối kháng.

J-10C được trang bị radar AESA đi kèm động cơ 3D TVC, mang lại cho nó khả năng "siêu cơ động" trong không chiến tầm gần và "thấy trước bắn trước" trong tác chiến ngoài tầm nhìn.

J-10C được trang bị radar AESA đi kèm động cơ 3D TVC, mang lại cho nó khả năng "siêu cơ động" trong không chiến tầm gần và "thấy trước bắn trước" trong tác chiến ngoài tầm nhìn.

Phải nhìn nhận thực tế Su-35S là một máy bay có kích thước rất cồng kềnh, diện tích phản xạ radar lớn, khiến nó dễ bị đối phương nhận diện từ xa hơn khi đối đầu với tiêm kích hạng nhẹ, và ưu thế trong không chiến cự ly gần cũng không có gì nổi trội khi đặt cạnh J-10C.

Phải nhìn nhận thực tế Su-35S là một máy bay có kích thước rất cồng kềnh, diện tích phản xạ radar lớn, khiến nó dễ bị đối phương nhận diện từ xa hơn khi đối đầu với tiêm kích hạng nhẹ, và ưu thế trong không chiến cự ly gần cũng không có gì nổi trội khi đặt cạnh J-10C.

Cần lưu ý rằng trước đó tiêm kích Su-35 cũng đã thua trong trận huấn luyện với chiến đấu cơ Rafale thuộc Không quân Ai Cập, đây chính là những tín hiệu báo động gửi tới máy bay quân sự do Nga sản xuất.

Cần lưu ý rằng trước đó tiêm kích Su-35 cũng đã thua trong trận huấn luyện với chiến đấu cơ Rafale thuộc Không quân Ai Cập, đây chính là những tín hiệu báo động gửi tới máy bay quân sự do Nga sản xuất.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-su-35-gay-that-vong-khi-bi-j-10-trung-quoc-danh-bai-post494779.antd