Tiêm kích MiG-29 Ukraine trước nguy cơ 'tuyệt chủng' bởi hỏa lực Nga

Chỉ trong thời gian ngắn 3 chiếc tiêm kích MiG-29 Ukraine đã bị bắn rơi bởi hỏa lực của Nga. Trong đó một chiếc bị tên lửa phòng không bắn hạ tại Donbas thuộc miền Đông ngày 6/8, trong khi hai chiếc khác bị bắn rơi tại miền Nam Ukraine hôm 8/6.

Tuy không quân Ukraine đang có chiến đấu cơ mạnh nhất là Su-27, nhưng số lượng của chúng ít, vì thế vai trò chiến đấu chủ lực thường do những tiêm kích MiG-29 đảm nhận.

Tuy không quân Ukraine đang có chiến đấu cơ mạnh nhất là Su-27, nhưng số lượng của chúng ít, vì thế vai trò chiến đấu chủ lực thường do những tiêm kích MiG-29 đảm nhận.

Gần đây không quân Ukraine đã được bổ sung thêm một số chiếc MiG-29. Được biết số máy bay này hoạt động lại được là do có nguồn linh kiện của các thành viên NATO cung cấp cho Kiev.

Vì lo ngại phản ứng quyết liệt của Nga, nên một số thành viên NATO đã chọn phương án cung cấp nguồn linh kiện để Ukraine hồi phục các chiến đấu cơ MiG-29 cũ thay vì cung cấp hẳn máy bay cho Kiev.

Giới phân tích cho rằng, con số máy bay MiG-29 bổ sung thêm theo phương án này lên tới khoảng 20 chiếc.

Sau khi được bổ sung thêm chiến đấu cơ MiG-29, không quân Ukraine liền tăng cường các hoạt động đánh chặn quân Nga. Tuy vậy với ưu thế về hỏa lực, các chiến đấu cơ của Ukraine liên tục bị tổn thất trong thời gian gần đây.

"Hệ thống phòng không Nga bắn rơi một tiêm kích MiG-29 của không quân Ukraine gần thành phố Slavyansk", Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, cho biết trong cuộc họp báo ngày 6/6.

Tiếp đến, Tướng Konashnkov tiếp tục cho biết vào ngày 8/6: “Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ hai chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine gần khu dân cư Snegiryovka ở tỉnh Mykolaiv, cũng như một trực thăng Mi-8 ở khu vực khu dân cư Belaya Krinitsa thuộc tỉnh Mykolaiv”.

Như vậy chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, Ukraine đã mất liền lúc 3 chiến đấu cơ MiG-29.

“Tổng cộng Nga đã phá hủy của Ukraine 192 máy bay chiến đấu các loại, 130 trực thăng, 1.150 phương tiện bay không người lái, 335 hệ thống tên lửa phòng không, 3.459 xe tăng và các phương tiện thiết giáp chiến đấu khác”, Tướng Konashenkov cho biết thêm.

MiG-29 là một trong những tiêm kích chủ lực của không quân Ukraine. Trước khi giao tranh với Nga nổ ra, không quân Ukraine có 210 máy bay quân sự, trong đó có 98 chiếc chiến đấu cơ. Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự, Kiev đã nhận lượng lớn máy bay không người lái Bayraktar TB2.

MiG-29 là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và biên chế năm 1982.

MiG-29 là tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 được Liên Xô phát triển vào thập niên 1970 và biên chế năm 1982.

Ra cùng thời với Su-27 trong vai trò là tiêm kích hạng nhẹ cạnh tranh trực tiếp với F-16 Mỹ, tuy nhiên hiện tại tương lai của MiG-29 lại không tươi sáng bằng Su-27.

Ra cùng thời với Su-27 trong vai trò là tiêm kích hạng nhẹ cạnh tranh trực tiếp với F-16 Mỹ, tuy nhiên hiện tại tương lai của MiG-29 lại không tươi sáng bằng Su-27.

Trong khi Su-27 và các biến thể nâng cấp như Su-30/35 liên tục "cháy hàng" thì MiG-29 và biến thể nâng cấp MiG-35 lại khá ế ẩm trên thị trường xuất khẩu.

Trong khi Su-27 và các biến thể nâng cấp như Su-30/35 liên tục "cháy hàng" thì MiG-29 và biến thể nâng cấp MiG-35 lại khá ế ẩm trên thị trường xuất khẩu.

MiG-29 được trang bị 2 động cơ Klimov RD-33, sức đẩy 81.4 kN mỗi chiếc, tuy nhiên động cơ này được cho là hoạt động không hiệu quả với độ bền thấp và chi phí khai thác cao.

MiG-29 được trang bị 2 động cơ Klimov RD-33, sức đẩy 81.4 kN mỗi chiếc, tuy nhiên động cơ này được cho là hoạt động không hiệu quả với độ bền thấp và chi phí khai thác cao.

Tiêm kích MiG-29 có tốc độ tối đa 2.400 km/h, trần bay 18 km, tuy vậy chúng lại có tầm bay khá ngắn dưới 1.000 km, trong khi ở F-16 là 1.300 km.

Tiêm kích MiG-29 có tốc độ tối đa 2.400 km/h, trần bay 18 km, tuy vậy chúng lại có tầm bay khá ngắn dưới 1.000 km, trong khi ở F-16 là 1.300 km.

Về trang bị vũ khí, MiG-29 được trang bị 1 pháo GSh-30 cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn 150 viên.

Về trang bị vũ khí, MiG-29 được trang bị 1 pháo GSh-30 cỡ nòng 30 mm với cơ số đạn 150 viên.

Nó có thể mang được trọng lượng vũ khí 3.500 kg bao gồm 6 tên lửa không đối không loại AA-8 Aphid, AA-10 Alamo, AA-11 Archer, AA-12 Adder, bom FAB 500-M62, FAB-1000, TN-100, ECM Pods, S-24, AS-12, AS-14…

Nó có thể mang được trọng lượng vũ khí 3.500 kg bao gồm 6 tên lửa không đối không loại AA-8 Aphid, AA-10 Alamo, AA-11 Archer, AA-12 Adder, bom FAB 500-M62, FAB-1000, TN-100, ECM Pods, S-24, AS-12, AS-14…

Tuy là một chiến đấu cơ hạng nhẹ đáng gờm, nhưng MiG-29 cũng có những điểm yếu nhất định, trong đó phải kể đến là hệ thống radar. Radar của MiG-29 có màn hình hiển thị kém, do đó nhận định tình huống không tốt.

Tuy là một chiến đấu cơ hạng nhẹ đáng gờm, nhưng MiG-29 cũng có những điểm yếu nhất định, trong đó phải kể đến là hệ thống radar. Radar của MiG-29 có màn hình hiển thị kém, do đó nhận định tình huống không tốt.

Đã có trên 1.600 chiếc MiG-29 được Liên Xô sản xuất trong 29 năm, riêng xuất khẩu đạt gần 1.000 chiếc sang khoảng 30 nước.

Đã có trên 1.600 chiếc MiG-29 được Liên Xô sản xuất trong 29 năm, riêng xuất khẩu đạt gần 1.000 chiếc sang khoảng 30 nước.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-mig-29-ukraine-truoc-nguy-co-tuyet-chung-boi-hoa-luc-nga-post507209.antd