Tiêm kích J-7 Trung Quốc lao thẳng xuống nhà dân

Một chiếc tiêm kích J-7 Trung Quốc đã gặp tai nạn và lao thẳng xuống khu dân cư ở tỉnh Hồ Bắc trong khi bay huấn luyện, vụ việc khiến một người thiệt mạng và hai người khác bị thương.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho hay, chiếc tiêm kích J-7 gặp nạn sáng 9/6, khi đang bay huấn luyện gần sân bay Lão Hà Khẩu, tỉnh Hồ Bắc.

Hình ảnh hiện trường cho thấy chiếc tiêm kích vỡ nát khi lao xuống khu dân cư cạnh một con đường, khiến nhiều nhà dân bốc cháy. Phi công phóng dù thoát hiểm trước khi tiêm kích lao xuống và bị thương trong sự cố.

CCTV cho hay phi công cùng một người dân đã được đưa vào bệnh viện điều trị thương tích, trong khi một người thiệt mạng tại hiện trường. Nguyên nhân tai nạn đang được điều tra làm rõ.

J-7 một biến thể sao chép của máy bay tiêm kích nổi tiếng MiG-21. Ước tính đã có 2.500 chiếc được xuất xưởng trong giai đoạn từ thập niên 1960 tới tận năm 2006.

Hiện vẫn đang có khoảng hơn 1.200 chiếc thuộc mọi phiên bản vẫn đang còn hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó Trung Quốc vẫn là quốc gia sử dụng nhiều nhất.

Hiện vẫn đang có khoảng hơn 1.200 chiếc thuộc mọi phiên bản vẫn đang còn hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó Trung Quốc vẫn là quốc gia sử dụng nhiều nhất.

Từng là niềm tự hào của nền khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc, nhưng hiện nay loại máy bay này đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi phi công điều khiển chúng.

Từng là niềm tự hào của nền khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc, nhưng hiện nay loại máy bay này đang trở thành nỗi ám ảnh của mọi phi công điều khiển chúng.

Rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến những chiếc J-7 do Trung Quốc sản xuất khiến chúng được đặt biệt danh là "quan tài bay". Vì thế kế hoạch loại biên đã và đang được Trung Quốc đẩy mạnh.

Rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến những chiếc J-7 do Trung Quốc sản xuất khiến chúng được đặt biệt danh là "quan tài bay". Vì thế kế hoạch loại biên đã và đang được Trung Quốc đẩy mạnh.

Ban đầu, Liên Xô chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21 cho Trung Quốc, tuy nhiên công việc đang diễn tiến thì xảy ra khủng hoảng quan hệ Xô-Trung năm 1960 khiến dự án bị ngừng trệ.

Ban đầu, Liên Xô chuyển giao công nghệ sản xuất MiG-21 cho Trung Quốc, tuy nhiên công việc đang diễn tiến thì xảy ra khủng hoảng quan hệ Xô-Trung năm 1960 khiến dự án bị ngừng trệ.

Đến năm 1961 Liên Xô lại cho phép Trung Quốc sản xuất MiG-21 cùng động cơ của nó.

Đến năm 1961 Liên Xô lại cho phép Trung Quốc sản xuất MiG-21 cùng động cơ của nó.

Không những vậy lúc này Liên Xô còn cho phép Trung Quốc cử chuyên gia sang nước này để học tập và chuyển giao công nghệ sản xuất dòng MiG-21.

Không những vậy lúc này Liên Xô còn cho phép Trung Quốc cử chuyên gia sang nước này để học tập và chuyển giao công nghệ sản xuất dòng MiG-21.

Chiếc J-7 đầu tiên sử dụng các linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc được lắp ráp từ đầu năm 1964.

Chiếc J-7 đầu tiên sử dụng các linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc được lắp ráp từ đầu năm 1964.

Chuyến bay đầu tiên của J-7 do nhà máy ở Shenyang (Thẩm Dương) sản xuất được thực hiện ngày 17/1/1966.

Chuyến bay đầu tiên của J-7 do nhà máy ở Shenyang (Thẩm Dương) sản xuất được thực hiện ngày 17/1/1966.

Sau đó nhà máy sản xuất chiến đấu cơ ở Chengdu (Thành Đô) cũng bắt tay vào sản xuất J-7 từ tháng 6/1967.

Sau đó nhà máy sản xuất chiến đấu cơ ở Chengdu (Thành Đô) cũng bắt tay vào sản xuất J-7 từ tháng 6/1967.

Không dừng lại ở thành công ban đầu, Trung Quốc liên tục nâng cấp để cho ra đời các biến thể J-7 mạnh hơn và tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này và cạnh tranh trực tiếp với MiG-21 Liên Xô.

Không dừng lại ở thành công ban đầu, Trung Quốc liên tục nâng cấp để cho ra đời các biến thể J-7 mạnh hơn và tiếp tục xuất khẩu loại máy bay này và cạnh tranh trực tiếp với MiG-21 Liên Xô.

Chiến đấu cơ J-7 có chiều dài 14,8m, sải cánh 8,3m, chiều cao 4,1m, trọng lượng không tải 5,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 9,1 tấn.

Chiến đấu cơ J-7 có chiều dài 14,8m, sải cánh 8,3m, chiều cao 4,1m, trọng lượng không tải 5,2 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 9,1 tấn.

Máy bay sử dụng động cơ Liyang Wopen-13F có lực đẩy khô 44,1 kN, lực đẩy khi đốt nhiên liệu lần 2 lên tới 64,7 kN. Với động cơ này, J-7 có khả năng bay với vận tốc Mach 2.

Máy bay sử dụng động cơ Liyang Wopen-13F có lực đẩy khô 44,1 kN, lực đẩy khi đốt nhiên liệu lần 2 lên tới 64,7 kN. Với động cơ này, J-7 có khả năng bay với vận tốc Mach 2.

Tầm tác chiến của J-7 là 850km, tầm hoạt động 2.200km, trần bay 17,5km, vận tốc leo cao lên tới 195m/s.

Tầm tác chiến của J-7 là 850km, tầm hoạt động 2.200km, trần bay 17,5km, vận tốc leo cao lên tới 195m/s.

Trang bị vũ khí của J-7 bao gồm 2 khẩu pháo 30 mm Type 30-1, cơ số đạn 120 viên. (Hình ảnh kỹ thuật viên hàng không Trung Quốc đang nạp đạn cho chiếc J-7).

Trang bị vũ khí của J-7 bao gồm 2 khẩu pháo 30 mm Type 30-1, cơ số đạn 120 viên. (Hình ảnh kỹ thuật viên hàng không Trung Quốc đang nạp đạn cho chiếc J-7).

Ngoài ra J-7 có thể trang bị đa dạng các loại tên lửa PL-2, PL-5, PL-7, PL-8, PL-9 do Trung Quốc sản xuất, tên lửa K-13 do Nga sản xuất và cả tên lửa Magic R.550, AIM-9 đến từ phương Tây.

Ngoài ra J-7 có thể trang bị đa dạng các loại tên lửa PL-2, PL-5, PL-7, PL-8, PL-9 do Trung Quốc sản xuất, tên lửa K-13 do Nga sản xuất và cả tên lửa Magic R.550, AIM-9 đến từ phương Tây.

Máy bay có thể trang bị các loại bom có khối lượng từ 50kg đến 500kg. Tổng trọng lượng vũ khí J-7 mang theo lên tới 2 tấn.

Máy bay có thể trang bị các loại bom có khối lượng từ 50kg đến 500kg. Tổng trọng lượng vũ khí J-7 mang theo lên tới 2 tấn.

Tuy được đánh giá là bản sao thành công từ MiG-21, nhưng theo thời gian chiến đấu cơ J-7 dần lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả vì vậy liên tiếp các vụ tai nạn khiến sự an toàn của loại máy bay này đang ở mức báo động.

Tuy được đánh giá là bản sao thành công từ MiG-21, nhưng theo thời gian chiến đấu cơ J-7 dần lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả vì vậy liên tiếp các vụ tai nạn khiến sự an toàn của loại máy bay này đang ở mức báo động.

Dù liên tục ra yêu cầu đẩy mạnh việc loại biên, nhưng do việc sản xuất các chiến đấu cơ hiện đại chưa đủ để bù đắp, nên trong ngắn hạn Trung Quốc vẫn phải duy trì nhiều phi đội J-7 để trực chiến.

Dù liên tục ra yêu cầu đẩy mạnh việc loại biên, nhưng do việc sản xuất các chiến đấu cơ hiện đại chưa đủ để bù đắp, nên trong ngắn hạn Trung Quốc vẫn phải duy trì nhiều phi đội J-7 để trực chiến.

Hiện Không quân Trung Quốc đang có kế hoạch biến hàng ngàn chiếc tiêm kích lạc hậu J-7 thanh máy bay chiến đấu không người lái (UAV) sau khi chúng loại biên.

Hiện Không quân Trung Quốc đang có kế hoạch biến hàng ngàn chiếc tiêm kích lạc hậu J-7 thanh máy bay chiến đấu không người lái (UAV) sau khi chúng loại biên.

Với giải pháp này, Không quân Trung Quốc vừa tận dụng chiến đấu cơ lạc hậu này, lại vừa nâng cao sức mạnh chiến đấu không quân.

Với giải pháp này, Không quân Trung Quốc vừa tận dụng chiến đấu cơ lạc hậu này, lại vừa nâng cao sức mạnh chiến đấu không quân.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-j-7-trung-quoc-lao-thang-xuong-nha-dan-post507224.antd