Thuyết nhân quả và thuyết duyên sinh – vô ngã, cái nào ý nghĩa hơn?

Thuyết nhân quả nghiệp báo là một học thuyết chung của nhiều tôn giáo tại Ấn độ, trước khi đức Phật ra đời học thuyết nhân quả đã có mặt. Thuyết nhân quả được thể hiện thành các câu chuyện trong sử thi Ấn độ.

Thuyết nhân quả nghiệp báo là một học thuyết chung của nhiều tôn giáo tại Ấn Độ, trước khi đức Phật ra đời học thuyết nhân quả đã có mặt. Thuyết nhân quả được thể hiện thành các câu chuyện trong sử thi Ấn Độ.

Tác giả: Thích Đồng Bổn

Thuyết nhân quả nghiệp báo là một học thuyết chung của nhiều tôn giáo tại Ấn Độ, trước khi đức Phật ra đời học thuyết nhân quả đã có mặt. Thuyết nhân quả được thể hiện thành các câu chuyện trong sử thi Ấn Độ. Thời đức Phật hầu hết các tôn giáo đều dùng thuyết nhân quả để giải thích các hiện tượng tự nhiên của nhân sinh và vũ trụ. Thuyết nhân quả như là một chân lý mặc định được nhiều tôn giáo và triết gia Ấn Độ sử dụng để lý giải học thuyết của mình.

Tuy nhiên cũng có nhiều triết gia cổ đại Ấn Độ cũng không tin vào thuyết nhân quả như họ qua sát thấy có người làm lành nhưng lại chịu khổ, có người làm ác mà hưởng an vui… Các luận thuyết này được đức Phật luận kê thành 62 tà kiến được ghi chép trong kinh Sa môn Quả.

Nhân quả hiểu đơn giản: Nếu chúng ta tác động vào thế giới một lực thì thế giới sẽ tác động lại ta một lực ngược lại bằng lực mà ta tác động vào thế giới. Sự tác động này giữ cho thế giới được thăng bằng và giúp năng lượng được bảo toàn. Nếu đúng như vậy, thì vũ trụ của chúng ta là một hệ khép kín, trong đó năng lượng luôn được bảo toàn.

Điểm chung của Phật giáo và nhiều tôn giáo khác tại Ấn Độ là dùng thuyết nhân quả để giải thích các hiện tượng nhân sinh và vũ trụ. Tuy nhiên sự khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác là sự giác ngộ của Phật về duyên sinh – vô ngã. Thuyết duyên sinh – vô ngã mới là thuyết đặc thù của Phật giáo mà không có tôn giáo nào có. Các tôn giáo thời đức Phật đều đề cập về ngã, về linh hồn bất tử, đều tìm kiếm nơi an lành sau khi chết linh hồn sẽ tái sinh về.

Dựa trên thuyết nhân quả học thuyết linh hồn bất tử xây dựng cho mình một hệ thống lý luận như làm lành sẽ được như thế này, làm ác sẽ được như thế nọ sau khi chết. Làm cho người sống trong hiện thực mà mơ tưởng về tương lại, xa hơn là mơ về cõi sau khi chết. Nếu chúng hiểu đúng đắn về Phật giáo thì không cho đạo Phật là đạo nhân quả mà nêu hiểu đạo Phật là đạo duyên sinh – vô ngã. Duyên sinh – vô ngã vượt xa học thuyết nhân quả nghiệp báo.

Tác giả: Thích Đồng Bổn

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/thuyet-nhan-qua-va-duyen-sinh-vo-nga-cai-nao-y-nghia-hon.html