Thụy Điển liệu có sở hữu vũ khí hạt nhân sau khi gia nhập NATO?

Viễn cảnh Thụy Điển sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc cho Mỹ triển khai trên lãnh thổ của mình đang khiến Nga lo ngại.

Trong thời bình, Stockholm không thấy cần thiết phải triển khai vũ khí hạt nhân hoặc căn cứ NATO trên đất Thụy Điển. Thủ tướng Ulf Kristersson đã công bố điều này tại một cuộc họp báo ở Brussels.

"Chúng tôi đã nói rõ rằng chúng tôi thấy Thụy Điển không cần thiết phải trở thành một quốc gia có căn cứ thường trực hoặc vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình trong thời bình", ông Kristersson nhấn mạnh.

Người đứng đầu Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - ông Jens Stoltenberg trong lễ kéo cờ Thụy Điển tại trụ sở NATO cho biết bản thân vẫn chưa thấy mối đe dọa quân sự ngay lập tức.

Tổng thư ký NATO nói thêm, Quân đội Thụy Điển hiện đang tham gia Steadfast Defender 2024 - cuộc tập trận quân sự lớn nhất của NATO kể từ Chiến tranh Lạnh kết thúc, như một động thái thể hiện “sự đoàn kết và quyết tâm”.

Lá cờ Thụy Điển đã được kéo lên hôm 11/3 tại trụ sở NATO ở Mons (Bỉ) và Norfolk (Mỹ).

"Các đồng minh tiếp tục đổ hàng tỷ USD viện trợ mới vào Ukraine, trong đó có gói viện trợ lớn nhất của Thụy Điển, cung cấp đạn dược, tên lửa phòng không và tàu tấn công".

"Đầu hàng không phải là hòa bình. Chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine để cho Nga thấy rằng họ sẽ không đạt được điều mình muốn trên chiến trường. Chúng ta phải ngồi lại và nhất trí về một giải pháp trong đó Ukraine sẽ được công nhận là một quốc gia độc lập", ông Stoltenberg nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Stoltenberg nói thêm rằng cánh cửa của NATO luôn rộng mở và không phải Liên bang Nga mới là người quyết định ai có thể gia nhập liên minh.

Ngoài ra NATO không có kế hoạch mở rộng số lượng các quốc gia có vũ khí hạt nhân gây bất lợi cho Thụy Điển.

Tiêm kích đa năng hạng nhẹ JAS 39 Gripen do Tập đoàn Saab của Thụy Điển sản xuất.

Theo Reporter

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/thuy-dien-lieu-co-so-huu-vu-khi-hat-nhan-sau-khi-gia-nhap-nato-post674954.html