Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp HSBC và Chủ tịch điều hành WEF

Chiều tối 2/12 (giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ Hội nghị COP28 tại Dubai, UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Noel Quinn, Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh) và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende.

Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm HSBC hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi xanh.

HSBC chúc mừng Việt Nam tích cực trong tiến trình chuyển đổi xanh, giảm phát thải ròng bằng 0; đánh giá cao Kế hoạch huy động, HSBC sẽ nỗ lực hết mình để hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này. Theo đó, HSBC có thể tăng cường cho vay vào các dự án năng lượng tái tạo, hỗ trợ các nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm đến Việt Nam. HSBC hỗ trợ Việt Nam thông qua các khoản vay và tài trợ các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi tin rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển và HSBC sẽ hỗ trợ hết mình Việt Nam. Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam hoàn toàn phù hợp mục tiêu của HSBC.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Noel Quinn, Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Noel Quinn, Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC (Vương quốc Anh)

Cảm ơn HSBC hỗ trợ Việt Nam phát triển chuyển đổi xanh, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, nguồn vốn cần cho chuyển đổi xanh rất là lớn, trong khi Việt Nam còn là nước nghèo, do đó giá năng lượng phải phù hợp đối với người dân. Vì vậy, lãi suất mà HSBC tài trợ cần phải phù hợp, ưu đãi. Ngoài ra, Việt Nam đang phát triển kinh tế nông nghiệp xanh, cụ thể là có đề án 1 triệu ha lúa năng suất cao, phát thải thấp. Thủ tướng cũng mong HSBC quan tâm, tài trợ các dự phát triển hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng cho rằng tình hình hiện nay khó khăn trong thu hút vốn, do đo smong HSBC kêu gọi vốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đang hoàn thiện thể chế, các nền tảng vĩ mô Việt Nam ổn định; các cân đối lớn được bảo đảm; tỷ giá, lãi suất được giữ ổn định; nợ công, nợ Chính phủ, bội chi đang được kiểm soát tốt; những điều này tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư cũng cần quan tâm là Việt Nam ổn định chính trị, giữ gìn môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển. Việt Nam cam kết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Năm nay rất khó khăn nhưng vốn đăng ký của nhà đầu tư nước ngoài đến hết tháng 11 đạt 30 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 15 tỷ USD, là loại cao trong khu vực. Thủ tướng cảm ơn tình cảm và sự giúp đỡ của HSBC đối với Việt Nam. Thủ tướng mời lãnh đạo HSBC thăm Việt Nam, tìm hiểu thêm cơ hội mở rộng đầu tư làm ăn.

Lãnh đạo HSBC cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, cho biết ông thăm Việt Nam đã từ lâu, trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra; luôn nỗ lực hết mình đồng hành với Chính phủ Việt Nam.

Thủ tướng chia sẻ, đất nước Việt Nam vẫn đang phát triển, an toàn, luôn giành tình cảm cho những người bạn luôn đồng hành với mình.

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende.

Thủ tướng vui mừng vì quan hệ Việt Nam và WEF ngày càng phát triển; cảm ơn ông đã quan tâm và chuẩn bị cho hội nghị WEF thường niên sắp tới rất chu đáo, khí thế. Thủ tướng cho rằng chủ đề mà WEF chọn cho hội nghị sắp tới là rất đúng đắn, đúng và trúng. Thủ tướng cho biết, sau khi gặp WEF ở Thiên Tân, Việt Nam tiếp thu các ý kiến tư vấn của WEF, góp phần duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, các cân đối lớn được bảo đảm; tỷ giá, lãi suất được giữ ổn định; dự kiến cả năm đạt thặng dư thương mại 25 tỷ USD…

Chủ tịch điều hành WEF cảm ơn sự đón tiếp của Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúc mừng sự hợp tác tốt đẹp của WEF và Việt Nam; chúc mừng Việt Nam về những thành tựu kinh tế tốt đẹp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm. Ông dự đoán ở một số cường quốc lớn sẽ có suy thoái kinh tế nhẹ; WEF dành nhiều sjw quan tâm cho Việt Nam; WEF có mạng lưới hơn đông đảo các công ty cộng tác trên thế giới, chúng tôi đã khảo sát các doanh nghiệp này, thì nhận được câu trả lưòi là Việt Nam, Mexico, Ấn Độ là được quan tâm nhất.

Chủ tịch WEF chuyển lời hỏi thăm của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành WEF, Giáo sư Klaus Schwab gửi lời hỏi thăm, cho rằng Hội nghị WEF Thiên Tân đã thành công rực rỡ, mong Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thường niên WEF Davos 2024. Diễn đàn có nhiều mong muốn tìm hiểu về Việt Nam, và nếu Thủ tướng tham dự, hai bên có thể tổ chức một cuộc Đối thoại chiến lược quốc gia.

Cảm ơn WEF đã dành sự quan tâm, hỗ trợ, tư vấn cho Việt Nam, Thủ tướng cảm ơmn ý tưởng tổ chức cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa Việt Nam với các tập đoàn lớn trên thế giới; cảm ơn đoàn công tác của WEF đã đến Việt Nam làm việc về chủ đề này. Về lời mời tham dự Hội nghị WEF Davos, phía Việt Nam sẽ xem xét và sớm có trả lời.

Chủ tịch điều hành WEF cảm ơn ý kiến của Thủ tướng, cho biết, chuẩn bị triển khai xây dựng trung tâm phát triển Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Thành phố Hồ Chí Minh; mong Thủ tướng ủng hộ.

Thủ tướng cho biết, hôm nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã ký với WEF về thỏa thuận hạn thế phát thải nhựa, bảo vệ môi trường; cảm ơn WEF đã có những thí điểm về hợp tác với Việt Nam; bày tỏ vui mừng về những dấu hiệu phục hồi sau đại dịch Covid-19 cũng như phát triển trong năm 2024.

Chủ tịch WEF nêu rõ, WEF có trách nhiệm lớn trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế với Việt Nam. Khi được Thủ tướng Chính phủ hỏi về triển vọng kinh tế năm 2024, Chủ tịch WEF cho biết, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trung bình 2,9-3,4% toàn cầu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải theo dõi chặt chẽ xu hướng trong thời gian tới. Ông cũng chia sẻ một số nhận định quan trọng về sự hợp tác giữa các nước lớn trong thời gian tới. Một lần nữa, ông mong Thủ tướng Phạm Minh Chính dự WEF Davos để truyền đạt lại những tiềm năng của Việt Nam cho các nhà đầu tư quốc tế.

Cảm ơn các ý kiến của Chủ tịch WEF, cho rằng đây là cuộc trao đổi trên tinh thần tình cảm, tin cậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, sang năm, kinh tế thế giới phục hồi không đồng đều, có chỗ tốt, có chỗ không tốt; hy vọng các nền kinh tế sẽ hợp tác để thế giới trở nên thuận lợi hơn. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải biết tranh thủ các đối tác bởi thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản…

Vũ Khuyên/VOV

Nguồn VOV: https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-hsbc-va-chu-tich-dieu-hanh-wef-post1063066.vov