Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương giám sát kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Sở Thông tin và Truyền thông

Ngày 4/3, Đoàn công tác liên ngành Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) do Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương làm trưởng đoàn giám sát kết quả triển khai công tác TT&TT trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) năm 2023 tại Sở TT&TT.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hoàng Ngọc Sơn báo cáo tại buổi làm việc.

Năm 2023, Sở TT&TT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch chuyển đổi số (CĐS), kế hoạch triển khai Đề án CĐS tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo xây dựng Tổ CĐS cộng đồng với 1.336 tổ/6.686 thành viên; ban hành danh mục cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung, dữ liệu mở tỉnh Cao Bằng. Xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) hoạt động ổn định sẵn sàng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với tỉnh.

Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kết nối Cổng dịch vụ công và Một cửa điện tử tỉnh với hệ thống định danh và xác thực điện tử, phần mềm dịch vụ công liên thông đối với hai nhóm thủ tục hành chính thiết yếu, hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải, cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô…; hệ thống Một cửa điện tử tỉnh kết nối theo mô hình kết nối tập trung…

Phối hợp với các sở, ban, ngành hoàn thành CSDL chuyên ngành các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hệ thống quản lý CSDL hạ tầng đô thị Thành phố và một số CSDL ngành, lĩnh vực khác dùng chung cấp tỉnh tích hợp trên nền CSDL nền địa giới; cấp 1.500 chữ ký số (cán bộ công chức, viên chức ngành Y tế) và 3.823 chữ ký số công cộng miễn phí cho người dân thực, doanh nghiệp hiện dịch vụ công trực tuyến.

Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai đồng bộ nhiệm vụ TT&TT trong các CTMTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tổ chức 58 lớp tập huấn CĐS cho 2.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức về công nghệ thông tin (CNTT), dịch vụ công trực tuyến; tập huấn “Tuyên truyền chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số năm 2023” cho 250 đại biểu các tỉnh miền núi phía Bắc. Đầu tư phương tiện thông tin cho 131/161 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh, trong đó 89 đài truyền thanh xã ứng dụng CNTT- viễn thông cho xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK); hỗ trợ tại xã ĐBKK 99 điểm phục vụ bưu chính, 60 điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT và 169 thôn chưa có sóng điện thoại di động để tiếp cận thông tin để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự. Đẩy mạnh thực hiện việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng (chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu), phấn đấu theo lộ trình giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 95% trở lên và (chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu) tỷ lệ hồ sơ công việc xử lý trên môi trường mạng.

Tại buổi làm việc, các đại biểu thảo luận về những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong việc thực hiện nội dung kế hoạch TT&TT trong các CTMTQG. Năm 2022 là năm tập trung ban hành các cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025, các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh ban hành muộn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Việc phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương theo Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐND ngày 25/5/2022 của HĐND tỉnh theo cơ chế phân vốn 30% cho Sở, 70% cho các huyện, Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ thuộc tiểu dự án giảm nghèo về thông tin nên Sở khó thực hiện đồng bộ, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặc thù của CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 tại Thông tư hướng dẫn của Bộ TT&TT. Việc triển khai các văn bản hướng dẫn của Trung ương không đồng bộ, chưa đầy đủ nhất là các văn bản hướng dẫn thực hiện vốn sự nghiệp, dẫn đến các địa phương, đơn vị gặp nhiều khó khăn cho công tác lựa chọn các nội dung, hoạt động.

Các đại biểu đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thống nhất đầu tư hạ tầng TT&TT cần phân cấp, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc tại cơ sở, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên và tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo để góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm thiểu các chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, cận nghèo. Đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phối hợp triển khai nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện chương trình.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Bùi Hoàng Phương phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương nhấn mạnh: Cao Bằng là tỉnh khó khăn cần phải đẩy mạnh CĐS, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tạo điều kiện thuận lợi người dân, doanh nghiệp được hưởng thụ, sử dụng nền tảng công nghệ số trong các hoạt động giao dịch, thủ tục hành chính, đặc biệt là kinh tế số để rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội khu vực các tỉnh miền núi. Đặc biệt đối với các xã đặc biệt khó khăn thuộc 3 CTMTQG đầu tư cho tỉnh; xóa vùng trắng lõm sóng điện thoại di động, mạng internet, wifi...; đầu tư theo cơ chế phân vốn 30% cho Sở TT&TT, 70% cho các huyện, Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ thuộc tiểu dự án giảm nghèo về thông tin, sẽ xem xét chỉ đạo điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Đối với đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT hiện đại tại khu vực thác Bản Giốc sẽ xem xét điều chỉnh.

Trước đó., đoàn công tác khảo sát thực tế tại xã đặc biệt khó khăn Đức Xuân, Vân Trình (Thạch An).

Trường Hà

Nguồn Cao Bằng: https://baocaobang.vn/thu-truong-bo-thong-tin-va-truyen-thong-bui-hoang-phuong-giam-sat-ket-qua-thuc-hien-cac-chuong-trinh-3167889.html