Thử nghiệm thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi

Sau một thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả kéo dài 72 tuần, các nhà nghiên cứu đã xác định thuốc glycopyrronium bromide 1% (GBC), dạng kem bôi, có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi.

Tăng tiết mồ hôi là một rối loạn mãn tính gây đổ mồ hôi nhiều kể cả trong điều kiện thời tiết bình thường. Tăng tiết mồ hôi có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do bệnh tật hoặc do sử dụng thuốc. Các phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi hiện tại bao gồm: Thuốc ngăn tiết mồ hôi, thuốc kháng cholinergic và tiêm độc tố botulinum.

Các thuốc kháng cholinergic như oxybutynin, methantheline bromide hoặc glycopyrronium đã được nghiên cứu để điều trị tăng tiết mồ hôi bằng đường uống và tại chỗ. Theo nghiên cứu mới, kem glycopyrronium bromide 1% (GBC), đưa ra một lựa chọn điều trị mới hơn, có hiệu quả lâu dài hơn.

Tăng tiết mồ hôi xảy ra khi các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức gây đổ mồ hôi nhiều bất thường.

Tăng tiết mồ hôi xảy ra khi các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức gây đổ mồ hôi nhiều bất thường.

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian 72 tuần bởi một nhóm các nhà khoa học người Đức. Những người tham gia nghiên cứu ở độ tuổi từ 18 - 65, mắc chứng tăng tiết mồ hôi và sản xuất hơn 50 mg mồ hôi trong vòng 5 phút ở một nách. Các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia thoa GBC lên cả hai nách mỗi ngày một lần. Bắt đầu từ tuần thứ năm, những người tham gia được yêu cầu thoa kem bôi một lần mỗi ngày với mức tối thiểu hai lần mỗi tuần.

Khi kết thúc thử nghiệm, kết quả cho thấy kem GBC bôi tại chỗ, có thể làm giảm tiết mồ hôi tới 66%, ở những bệnh nhân mắc chứng tăng tiết mồ hôi nguyên phát ở nách (PAHH), cũng như cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Hầu hết bệnh nhân không gặp phản ứng có hại của thuốc. Một số phản ứng nhẹ của thuốc có thể bao gồm khô miệng, mẩn đỏ tại chỗ, khô da… Việc sử dụng kem GPB 1% được đánh giá là an toàn và dung nạp tốt, cho thấy công thức dạng kem bôi là một đường dùng thân thiện với bệnh nhân.

Liên minh Châu Âu (EU) hiện đã phê duyệt loại kem này là thuốc kháng cholinergic tại chỗ đầu tiên để điều trị PAHH.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?

Ds. Lê Thanh Hòa

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thu-nghiem-thuoc-dieu-tri-tang-tiet-mo-hoi-169230322115401607.htm