Thông điệp từ các bức tranh trên bìa sách

Nhiều cuốn sách đã sử dụng tranh kinh điển làm bìa, nhằm truyền tải thông điệp hoặc nội dung tác phẩm. Chưa kể có bức tranh trên bìa còn là cốt truyện trong sách.

 Sách Lịch sử của cái đẹp, tác giả Umberto Eco, Lê Thúy Hiền dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Thế giới liên kết phát hành. Trang bìa 1 cuốn sách sử dụng một trong những bức tranh đẹp nhất của thời kỳ Phục Hưng, đó là kiệt tác nghệ thuật Quý cô với con chồn của Leonardo da Vinci (1452-1519). Bức tranh (54,8 cm x 40,3 cm) được vẽ vào khoảng năm 1489-1490, trước bức Mona Lisa hơn 10 năm. Người phụ nữ trong tranh là Cecilia Gallerani, tình nhân nổi tiếng của Công tước Milan Ludovico il Moro.

Sách Lịch sử của cái đẹp, tác giả Umberto Eco, Lê Thúy Hiền dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Thế giới liên kết phát hành. Trang bìa 1 cuốn sách sử dụng một trong những bức tranh đẹp nhất của thời kỳ Phục Hưng, đó là kiệt tác nghệ thuật Quý cô với con chồn của Leonardo da Vinci (1452-1519). Bức tranh (54,8 cm x 40,3 cm) được vẽ vào khoảng năm 1489-1490, trước bức Mona Lisa hơn 10 năm. Người phụ nữ trong tranh là Cecilia Gallerani, tình nhân nổi tiếng của Công tước Milan Ludovico il Moro.

 Anna Karenina, tác giả Lev Tolstoy, Dương Tường và Nhị Ca dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết phát hành. Trang bìa của cuốn sách sử dụng bức tranh Người đàn bà xa lạ - một kiệt tác của nền hội họa Nga - của họa sĩ, chủ soái của phong trào nghệ thuật dân chủ Nga - Ivan Nikolaevich Kramskoi (1837-1887). Bức tranh vẽ một người phụ nữ ngồi trên xe ngựa mui trần vào buổi sáng mùa đông ảm đạm, tuyết phủ trắng xóa mái nhà. Cho đến nay, nguyên mẫu của bức họa vẫn là một điều bí ẩn với rất nhiều phỏng đoán chưa được chứng minh.

Anna Karenina, tác giả Lev Tolstoy, Dương Tường và Nhị Ca dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết phát hành. Trang bìa của cuốn sách sử dụng bức tranh Người đàn bà xa lạ - một kiệt tác của nền hội họa Nga - của họa sĩ, chủ soái của phong trào nghệ thuật dân chủ Nga - Ivan Nikolaevich Kramskoi (1837-1887). Bức tranh vẽ một người phụ nữ ngồi trên xe ngựa mui trần vào buổi sáng mùa đông ảm đạm, tuyết phủ trắng xóa mái nhà. Cho đến nay, nguyên mẫu của bức họa vẫn là một điều bí ẩn với rất nhiều phỏng đoán chưa được chứng minh.

 Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai, tác giả Tracy Chevalier, Đặng Tuyết Anh dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học liên kết phát hành. Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai được mệnh danh là “Mona Lisa của Bắc Âu”. Bức tranh nổi tiếng do họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer (1632-1675) vẽ vào khoảng thế kỷ XVII. Năm 1999, nhà văn nữ người Mỹ Tracy Chevalier viết tiểu thuyết cùng tên, dệt nên câu chuyện tình yêu hấp dẫn dựa trên bức họa.

Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai, tác giả Tracy Chevalier, Đặng Tuyết Anh dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học liên kết phát hành. Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai được mệnh danh là “Mona Lisa của Bắc Âu”. Bức tranh nổi tiếng do họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer (1632-1675) vẽ vào khoảng thế kỷ XVII. Năm 1999, nhà văn nữ người Mỹ Tracy Chevalier viết tiểu thuyết cùng tên, dệt nên câu chuyện tình yêu hấp dẫn dựa trên bức họa.

 Con sẻ vàng, tác giả Donna Tartt, Nguyễn An Lý dịch, Omega Plus và Nhà xuất bản Thế giới liên kết phát hành. Tuyệt phẩm Con sẻ vàng của danh họa người Hà Lan - Carel Fabritius (1622-1654) - trở thành “nhân vật trung tâm” của câu chuyện đầy sóng gió của Theodor Decker (còn gọi là Theo), từ khi tuổi thiếu niên đến lúc trưởng thành. Bức họa nằm ở bảo tàng Metropolitan Museum of Art (New York, Mỹ).

Con sẻ vàng, tác giả Donna Tartt, Nguyễn An Lý dịch, Omega Plus và Nhà xuất bản Thế giới liên kết phát hành. Tuyệt phẩm Con sẻ vàng của danh họa người Hà Lan - Carel Fabritius (1622-1654) - trở thành “nhân vật trung tâm” của câu chuyện đầy sóng gió của Theodor Decker (còn gọi là Theo), từ khi tuổi thiếu niên đến lúc trưởng thành. Bức họa nằm ở bảo tàng Metropolitan Museum of Art (New York, Mỹ).

 Nơi nhà người bạn, tác giả Guy De Maupassant, Võ Điền dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết phát hành. Sách sử dụng bức tranh Biển động ở Étretat của danh họa Claude Monet (1840-1926) - một trong những người sáng lập trường phái Ấn tượng Pháp - làm ảnh bìa. Bức tranh mô tả một vùng biển bão tố vào một ngày mùa đông. Monet đã sáng tác bức tranh vào tháng 2 năm 1883 từ cửa sổ khách sạn của mình. Bức tranh hiện được bảo quản tại Mussé des Beaux-Arts de Lyon.

Nơi nhà người bạn, tác giả Guy De Maupassant, Võ Điền dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết phát hành. Sách sử dụng bức tranh Biển động ở Étretat của danh họa Claude Monet (1840-1926) - một trong những người sáng lập trường phái Ấn tượng Pháp - làm ảnh bìa. Bức tranh mô tả một vùng biển bão tố vào một ngày mùa đông. Monet đã sáng tác bức tranh vào tháng 2 năm 1883 từ cửa sổ khách sạn của mình. Bức tranh hiện được bảo quản tại Mussé des Beaux-Arts de Lyon.

 Bàn về văn minh, tác giả Fukuzawa Yukichi, Lê Huy Vũ Nam và Nguyễn Anh Phong dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Thế giới liên kết phát hành. Trang bìa của cuốn sách sử dụng tuyệt tác Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Katsushika Hokusai (1760 -1849), đồng thời là một trong những tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản dễ nhận biết nhất trên thế giới.

Bàn về văn minh, tác giả Fukuzawa Yukichi, Lê Huy Vũ Nam và Nguyễn Anh Phong dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Thế giới liên kết phát hành. Trang bìa của cuốn sách sử dụng tuyệt tác Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của Katsushika Hokusai (1760 -1849), đồng thời là một trong những tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản dễ nhận biết nhất trên thế giới.

 Kinh sợ và run rẩy, tác giả Soren Kierkegaard, Nguyễn Nguyên Phước dịch, Phan Books và Nhà xuất bản Hồng Đức liên kết phát hành. Bìa sách là bức tranh Sự hy sinh của Issac (1635), sơn dầu trên toan của danh họa Hà Lan Rembrandt (1606-1669). Bức tranh mô tả câu chuyện trong Kinh Cựu ước, Sáng Thế ký XXII. Bức tranh hiện được bảo quản tại Bảo tàng Hermitage, St Petersburg, Nga.

Kinh sợ và run rẩy, tác giả Soren Kierkegaard, Nguyễn Nguyên Phước dịch, Phan Books và Nhà xuất bản Hồng Đức liên kết phát hành. Bìa sách là bức tranh Sự hy sinh của Issac (1635), sơn dầu trên toan của danh họa Hà Lan Rembrandt (1606-1669). Bức tranh mô tả câu chuyện trong Kinh Cựu ước, Sáng Thế ký XXII. Bức tranh hiện được bảo quản tại Bảo tàng Hermitage, St Petersburg, Nga.

 Julie hay nàng Heloise mới, tác giả Jean-Jacques Rousseau, Minh Hướng dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học liên kết phát hành. Julie hay nàng Heloise mới là cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng những bức thư trao đổi, kể về câu chuyện tình giữa nàng Julie, con gái một nam tước, với chàng gia sư Saint-Preux. Bìa của cuốn sách sử dụng bức tranh Hái hoa (sơn dầu trên vải) của họa sĩ người Pháp Pierre-Auguste Renoir (1841-1919) - một trong những nhân vật tiên phong trong sự phát triển của trường phái Ấn tượng.

Julie hay nàng Heloise mới, tác giả Jean-Jacques Rousseau, Minh Hướng dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Văn học liên kết phát hành. Julie hay nàng Heloise mới là cuốn tiểu thuyết viết dưới dạng những bức thư trao đổi, kể về câu chuyện tình giữa nàng Julie, con gái một nam tước, với chàng gia sư Saint-Preux. Bìa của cuốn sách sử dụng bức tranh Hái hoa (sơn dầu trên vải) của họa sĩ người Pháp Pierre-Auguste Renoir (1841-1919) - một trong những nhân vật tiên phong trong sự phát triển của trường phái Ấn tượng.

 Tử thần sống mãi, tác giả Lưu Tử Hân, Lục Hương dịch, Nhã Nam và NXB Hà Nội liên kết phát hành. Trang bìa cuốn tiểu thuyết sử dụng kiệt tác Đêm đầy sao (Starry Night) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh này ra đời năm 1889, khi họa sĩ đang điều trị tại nhà thương điên ở vùng Saint-Rémy-de-Provence (Pháp). Trước đó, ông bị trầm cảm, từng tự cắt tai trái.

Tử thần sống mãi, tác giả Lưu Tử Hân, Lục Hương dịch, Nhã Nam và NXB Hà Nội liên kết phát hành. Trang bìa cuốn tiểu thuyết sử dụng kiệt tác Đêm đầy sao (Starry Night) của danh họa người Hà Lan Vincent van Gogh. Bức tranh này ra đời năm 1889, khi họa sĩ đang điều trị tại nhà thương điên ở vùng Saint-Rémy-de-Provence (Pháp). Trước đó, ông bị trầm cảm, từng tự cắt tai trái.

Minh Châu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/thong-diep-tu-cac-buc-tranh-tren-bia-sach-post1371112.html