Thỏ vằn Trường Sơn giống loài quý hiếm ước tính khoảng 100 - 200 cá thể có trong Sách đỏ của IUCN

Theo các tài liệu được ghi chép, thỏ vằn Sumatra là một trong những giống thỏ hiếm nhất trên thế giới, bất chấp khả năng sinh sản nhanh chóng của loài thỏ nói chung. Lần đầu tiên các nhà khoa học nhìn thấy loài này vào năm 1999. Sau đó, rất hiếm gặp nó và chỉ được quan sát hiếm hoi qua bẫy ảnh tự động.

Thỏ vằn Trung Trường Sơn – Annamite Stripped Rabbit (Nesolagus timminsi) là loài đặc hữu, chỉ có ở dãy Trường Sơn, khu vực biên giới Việt - Lào.

Thỏ vằn được các nhà khoa học Nga tìm thấy tại Lào năm 1996 và đến năm 2000 tiếp tục tìm thấy chúng ở Việt Nam ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Pù Mát (Nghệ An).

Thỏ vằn Trường Sơn được cho là một trong những loài thú cổ còn sót lại và một trong hai loài thỏ có sọc.

Loài thỏ sọc vằn Trường Sơn trọng lượng con trưởng thành khoảng 5kg

Chúng có màu lông vàng rám nắng, xen kẽ những sọc đen giống như vằn hổ chạy dọc cơ thể. Thỏ vằn được cho là một trong những loài thú cổ còn sót lại và một trong hai loài thỏ có sọc (loài còn lại là Thỏ vằn Sumatra).

Người ta biết rất ít về hệ sinh thái của nó, cũng như tại sao lại có khoảng cách hàng ngàn dặm giữa nó và họ hàng gần nhất của nó, loài thỏ sọc Sumatra (Nesolagus netscheri).

Chúng được ước lượng chỉ còn có khoảng 100 - 200 cá thể và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Được biết, môi trường sống của loài thỏ vằn Sumatra đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các khu rừng nơi chúng trú ngụ đã bị phát quang để lấy gỗ, chè, trồng cà phê và xây nhà.

Chưa dừng lại ở đó, những cá thể thỏ quý hiếm còn sót lại trong tự nhiên thì bị săn lùng bởi các nhà sưu tập và săn bắt động vật trái phép.

Hiện chúng đang được xếp là Loài nguy cấp trong Sách đỏ của IUCN, loài thú này đang được xếp vào nhóm nguy cấp (Endangered), với các mối đe dọa do săn bắn, bẫy, mất môi trường sống khiến chúng dễ bị săn bắn hơn.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-van-truong-son-giong-loai-quy-hiem-uoc-tinh-khoang-100-200-ca-the-co-trong-sach-do-cua-iucn-post560540.antd