Thơ ca Khmer trong dòng chảy lịch sử dân tộc

Thơ ca Khmer mới đúng nghĩa là thơ ca, vì khi sáng tác ra một bài thơ là có thể ca được ngay. Các nhà nghiên cứu văn học Khmer cho rằng: thơ ca Khmer được hình thành từ rất sớm ở khu vực Đông Nam Á và trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử. Dân tộc Khmer rất chuộng nghệ thuật: điêu khắc, ca, họa, múa,... nhất là trong lĩnh vực thơ ca. Vì trong chất nhạc không thể thiếu chất thơ nên hàng loạt thể thơ và lối thơ được ra đời.

Tác giả Thạch Đờ Ni (bên phải) ở Đài PTTH Bạc Liêu

Thời xa xưa dân tộc Khmer dù viết truyện, cổ tích, truyền thuyết, sự tích hoặc dịch từ kinh điển Pa Ly (phạn ngữ)... cũng đều được viết bằng thơ ca. Và thơ ca Khmer đã được truyền từ đời này sang đời khác bằng cả văn học viết và văn học truyền miệng.

Nguồn gốc

Nghệ sĩ ưu tú Sang Sết - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc Tôn giáo – UB MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh - chia sẻ: “Lúc tôi mới lớn, trước nhà tôi có sân đạp lúa, người trong làng đưa lúa về sân nhà tôi để đạp. Đêm đêm các cụ già ngủ canh lúa kể truyện dân gian như “Tấm Cám”… và các câu đố dân gian cho nghe. Từ đó, tôi ghi nhớ vì tôi yêu thích VHNT và đi học ở chùa, ở trường cùng với sân nhà mình đã hình thành nghệ thuật trong tâm trí tôi”.

Còn Nghệ nhân nhân dân Châu Ôn – Nguyên Trưởng phòng nghiệp vụ báo Khmer ngữ tỉnh Sóc Trăng - thì khẳng định: “Thơ ca Khmer có từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, đầu tiên chỉ có thể loại 4 chữ thôi vì dễ làm, dễ đọc. Về sau thì nhân sĩ trí thức Khmer mới sáng tạo thêm cho được nhiều, theo tài liệu tôi nghiên cứu thì có 68 thể loại thơ”.

Sự đóng góp của thơ ca Khmer trong thời kỳ kháng chiến

Thời kỳ “kháng chiến” có thể tính từ 1945 – 1975, khi đất nước trải qua hai lần chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trường kỳ, gian khổ, các nhà thơ Khmer theo cách mạng dù không được in ấn phẩm tuyên truyền nhưng cũng sáng tác thơ, thơ phổ nhạc để cổ vũ, động viên tin thần đồng bào Khmer khắp phum sóc đứng lên chiến đấu chống giặc, góp phần xứng đáng trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Nghệ sĩ ưu tú Sang Sết- Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân tộc Tôn giáo – UB MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh - kể: “Thời cuộc năm 1963/ Bọn đế quốc phá hoại tôn giáo/ Chịu quá nhiều sự đau khổ/ Đồng bào Khmer cùng nhau nổi dậy/ Giải phóng dân tộc ta”. Nghĩa là chiến tranh tàn phá hết chùa chiền rồi phải đứng dậy giải phóng dân tộc thôi. Đấu tranh với địch ngăn đừng cho ném bom. Lúc đó tôi cũng không biết mặt tác giả, chỉ nghe tên là A Char Phơ và A Char Thạch Sa Bút là người sáng tác”.

Nghệ nhân nhân dân Châu Ôn – Nguyên Trưởng phòng nghiệp vụ báo Khmer ngữ tỉnh Sóc Trăng - nhớ lại: “Thời kỳ đồng bào Khmer tham Cách mạng giải phóng dân tộc có nhiều bài ca được sáng tác bởi Tăng Lên, Kim Lượl, Sorya… đó cũng là bài ca hình thành từ thơ Khmer”.

Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh tỉnh Trà Vinh được thành lập ngày 14/4/1963, theo chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh ủy Trà Vinh, nhằm phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đến năm 1968, Khu ủy Khu Tây Nam Bộ có chủ trương, chỉ đạo thành lập Đoàn Văn công Khmer Khu Tây Nam Bộ, do ông Thạch Voi trực tiếp thành lập, ông Thạch Chân phụ trách. Đoàn Văn công Khmer Khu Tây Nam Bộ trực thuộc Tổng hội Văn công Việt Nam, được đặt trụ sở tại Cần Thơ. Cùng với các chiến sĩ trên mặt trận, Đoàn Văn công Khmer Khu Tây Nam Bộ đã tham gia trực tiếp vào công cuộc giải phóng dân tộc, chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc.

Nét đặc trưng và đặc sắc của thơ ca Khmer

Nhìn vào sự phong phú của thể loại thơ, không thể phủ nhận nét đặc sắc của thơ ca Khmer trong dòng chảy lịch sử dân tộc.

Theo Nghệ nhân nhân dân Châu Ôn: “Thơ ca Khmer rất phong phú, đa dạng với nhiều thể loại như: Tánh (loại thơ không có lối), thi cử, phát động cuộc vận động, nghệ thuật tôn giáo, mừng cưới, thắc mắc đời sống… Có thể kể về 68 thể loại thơ và mỗi thể loại có hàng nghìn bài thơ. Đặc sắc nhất của thơ ca Khmer là thể hiện sâu sắc những góc nhìn về cuộc sống, về tâm hồn con người Khmer, những quan điểm triết lý về cuộc sống, về tình yêu, tình bạn, tình thân, tình dân tộc, tình quốc gia…”.

Đội ngũ thơ ca Khmer

Theo Nghệ sĩ ưu tú Sang Sết: “Đội ngũ thơ ca Khmer cũng phong phú, đa dạng, từ bao đời qua đời, từ bài ca mổ (bài ca của người mổ đầu tiên), bài ca thi sĩ, nhà thơ, nghệ sĩ, từ bài ca của nông dân, của ngư dân, của thương lái, từ bài ca của người cận vệ chúa, của nhà quan lớn…”.

Nghệ nhân nhân dân Châu Ôn cũng nêu rõ: “Thơ ca Khmer rất phong phú, đa dạng với đội ngũ thơ ca từ bao đời qua đời, từ bài ca mổ, bài ca thi sĩ, bài ca của nông dân, của ngư dân, của thương lái, từ bài ca của người cận vệ chúa, của nhà quan lớn”.

Khó khăn và giải pháp

Nghệ nhân nhân dân Châu Ôn nhận định: “Hiện nay, thơ ca Khmer còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: mất đất, biến đổi khí hậu, nhu cầu cao nhưng nguồn thơ ca Khmer lại giảm sút, các bài ca từ đời này qua đời khác bị thất truyền, mất dần từng ngày nên nhiều thể loại như ca dao, hát bội, hát ru… đều mất dần. Để giải quyết vấn đề này, cần phải tìm hiểu nghiên cứu, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa cổ truyền, phát triển và phổ biến văn hóa nghệ thuật Khmer”.

Thơ ca Khmer trong dòng chảy lịch sử dân tộc đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc. Việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của thơ ca Khmer không chỉ giúp thế hệ ngày nay hiểu rõ hơn về văn hóa dân tộc mà còn là cơ sở để truyền bá và phát triển văn hóa nghệ thuật Khmer trong tương lai.

CHÙM THƠ THẠCH ĐỜ NI

Chằn tinh đứng canh hai bên cổng chùa

Mặt rùng rợn hù dọa nhân gian

Quá phũ phàng chốn thanh tịnh

Đó là gương cho người soi lại mình

Vào chùa bỏ “tâm chằn” chưa

Vậy mà khối người chẳng hiểu.

Em là tiên nữ em ơi!

Bên cổng chùa hoa văn tuyệt tác

Em gái Khmer hay nàng tiên đi lạc

Áo cổ tròn, sà rông quá thướt tha

Em che dù làm nỗi nhớ anh nghiêng

Nắng mai si rơi rụng xuống ven đường.

Đêm nằm nghe quê hương thở

Tiếng còi xe cứu thương hú vọng tang thương

Đất mẹ quằn đau thao thức đêm trường

Bầu sữa cạn rưng rưng giọt cuối

Vắt cạn máu ngực chuyển thành sữa ngọt

Mẹ quê hương rơi giọt lệ rưng rưng.

Anh gửi cho em dòng tin nhắn vội

Chốn dịch dã anh vẫn chưa ngơi tay

Tóc anh chưa cắt, râu chưa cạo

Cuộc chiến này ta chỉ có thể thắng

Nên phải chấp nhận hy sinh

Để ngày mai đất nước phục sinh.

THẠCH ĐỜ NI

Thạch Đờ Ni

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/tho-ca-khmer-trong-dong-chay-lich-su-dan-toc-a24472.html