Thị trấn ngầm dưới lòng đất, nơi cư ngụ của 1.000 người sinh sống

Thế giới rộng lớn này có rất nhiều điều mới lạ cho chúng ta khám phá. Ở một vùng hẻo lánh của miền Nam nước Úc (Australia) có một thị trấn ngầm nằm dưới lòng đất. Thị trấn đặc biệt này có những ngôi nhà dưới lòng đất, nhà thờ, cửa hàng sách, bảo tàng và khoảng 1.000 người dân sinh sống.

Thị trấn Coober Pedy nằm ở bang Nam Australia, cách thành phố Adelaide khoảng 846 km về phía bắc. Nơi đây còn có tên là thủ phủ đá mắt mèo thế giới, vì khoảng 70% lượng khoáng vật này được khai thác ở đây.

Coober Pedy là một trong những nơi có môi trường khắc nghiệt và hẻo lánh nhất Australia. Nhiệt độ mùa hè trung bình ở đây là 38 độ C, thường xuyên lên tới 43 độ C. Thảm thực vật thưa thớt, thời tiết khô hạn.

Với đầy đủ các công trình tiện nghi như khách sạn, quán bar, thư viện và nhà thờ phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, thành phố dưới lòng đất Coober Pedy thực sự trở thành một địa điểm có một không hai trên thế giới.

Những người thợ khai thác đá đã chọn tên mới là Coober Pedy, thuật ngữ theo tiếng thổ dân nghĩa là "Người da trắng trong hố".

Tại thị trấn này có hàng trăm mỏ khai thác đá mắt mèo đang hoạt động và ước tính có vài trăm nghìn hầm mỏ rải rác quanh khu vực sau một thế kỷ khai thác. Thợ mỏ thường khoan sâu xuống lòng đất theo phương thẳng đứng, trước khi đào theo phương ngang sang các phía để tìm kiếm đá mắt mèo.

Điều kiện khí hậu sa mạc quá khắc nghiệt khiến không có cây cối nào sống sót được. Mặt trời tỏa hơi nóng cháy da cháy thịt, nhưng ở dưới lòng đất là hàng trăm kilomet đường hầm và công trình phòng ốc được trang trí như những căn nhà bình thường cho người dân.

Người dân địa phương cảm thấy khá thoải mái khi sống ở đây. Một vài ngôi nhà được xây dựng theo phong cách "nửa trên nửa dưới".

Coober Pedy có dân số khoảng 2.000 người, trong đó hơn một nửa sống dưới lòng đất để tránh cái nóng khắc nghiệt của hoang mạc. Các đồ đạc trong nhà dưới lòng đất được tận dụng từ vách đá và các vật dụng khác đều được tối giản.

Họ không tìm thấy vàng tại đây, song thay vào đó là tìm được loại đá quý opal và nhanh chóng nổi tiếng.

Thợ đào vàng từ các nơi kéo tới đây. Tuy nhiên, do không thể chịu được nhiệt độ cao trong khu vực nên họ đã nghĩ cách xây nhà dưới lòng đất để tránh nóng.

Đá mắt mèo ẩn trong lớp đá dưới lòng đất. Có hàng trăm mỏ khai thác đá mắt mèo đang hoạt động ở Coober Pedy và ước tính có vài trăm nghìn hầm mỏ rải rác quanh khu vực sau một thế kỷ khai thác.

Trong thế giới hiện đại, Coober Pedy trở thành địa điểm chính cung cấp đá opal, song thành phố này lại nổi tiếng với du khách muốn đến đây trải nghiệm cuộc sống dưới lòng đất. Trong ảnh là một nhà thờ tuyệt đẹp trong thị trấn.

Cửa hàng sách duy nhất trong thị trấn được đào dưới lòng đất.

Du khách đến đây có thể mua trang sức làm từ đá opal về làm quà.

Du khách có thể thả mình thư giãn tại quán bar.

Dù sống dưới lòng đất nhưng nhà cửa của người dân Coober Pedy rất hiện đại chứ họ không hề sống kham khổ. Sự độc đáo của thị trấn miền Nam nước Australia đã thu hút rất nhiều du khách tò mò.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thi-tran-ngam-duoi-long-dat-noi-cu-ngu-cua-1000-nguoi-sinh-song-post569855.antd