Thế giới sẽ ra sao khi bỏ đi múi giờ quốc tế?

Chuyển đổi giờ có hại cho sức khỏe của chúng ta, có thể làm trầm trọng thêm các căng thẳng chính trị và gây cản trở hoạt động thương mại. Hại nhiều hơn lợi vì vậy một nhóm nhỏ các học giả đang muốn loại bỏ các múi giờ trên thế giới để tránh đi các sự bất lợi này. Thực hư việc này ra sao?

Sommarøy, một hòn đảo nhỏ bé của Na Uy thường bị lóa mắt bởi ánh sáng mùa Hè và bóng tối che mờ vào mùa Đông. Nơi đây đã trở thành tâm điểm vào tháng 6 năm 2019 với tin tức được đưa ra là sẽ tiến tới việc hủy bỏ giờ giấc. Tháng 3 năm 2019, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thay đổi thời gian tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST), thay vì cho phép các quốc gia thành viên phải phân vân lựa chọn họ muốn ở lại mùa Hè hay mùa Đông trong năm. Nhưng tại sao lại phải loại bỏ DST khi đã hoàn toàn thoát khỏi các múi giờ?

Sự rắc rối của múi giờ

Liên minh châu Âu đã ngừng thay đổi múi giờ trong năm 2019 trong bối cảnh có những hỗn độn múi giờ. Ảnh nguồn: USA Today.

Liên minh châu Âu đã ngừng thay đổi múi giờ trong năm 2019 trong bối cảnh có những hỗn độn múi giờ. Ảnh nguồn: USA Today.

Đó cũng là những gì mà ông Steve Hanke (giáo sư kinh tế học ứng dụng tại John Hopkins) và ông Dick Henry (giáo sư vật lý và thiên văn tại tại Johns Hopkins) cùng bắt tay vào thực hiện cái gọi là “Giờ phổ quát”. Để hiểu việc này, chúng ta hãy nghĩ tới hoàn cảnh lịch sử ra đời múi giờ. Trước khi ra đời đồng hồ cơ, người xưa đã sử dụng đồng hồ mặt trời, có nghĩa rằng thời gian sẽ thay đổi trên từng khoảnh khắc ngắn: Buổi trưa ở Oxford có thể là 10 giờ ở London. Và giờ Greenwich đã ra đời từ năm 1675. Bản thân múi giờ là sản phẩm “tim óc” của kiến trúc sư gốc người Scotland là Sir Standford Fleming. “15 độ kinh độ là điểm chuẩn được sử dụng trong 24 giờ/ngày, vì thế mà có 15 múi giờ được thiết lập trên lý thuyết quốc tế với điểm “nửa chừng” là 180 độ từ Greenwich nằm ở giữa biển Thái Bình Dương”, dẫn lời giải thích của ông Stanley Brunn, giáo sư địa lý tại Đại học nghệ thuật và khoa học.

Mặt khác thời gian và cách quản lý nó là một đề tài khá rắc rối và thiên về lịch sử. Chẳng hạn như sự điều chỉnh múi giờ đã diễn ra trong năm 2018: Ngoài các quốc gia có những bất đồng quan điểm liên quan đến DST như Australia và Mỹ, thì Ma Rốc đã đặt lại đồng hồ trong 1 tháng suốt thời kỳ diễn ra lễ Ramadan 2019. São Tomé và Príncipe (quốc đảo ở châu Phi) đã quyết định thay đổi đồng hồ trở lại GMT sau khi chuyển sang giờ Tây Phi (WAT) một năm trước đó. Năm 2018, cả Kazakhstan và một quốc gia thuộc Liên bang Nga đã quyết định chuyển đổi múi giờ vĩnh viễn. Còn có một số trường hợp múi giờ rất kỳ quặc: Nga có 11 múi giờ, trong khi Trung Quốc chỉ có 1; Nepal là nơi duy nhất trên thế giới nơi có thời gian được đặt thành ¼ giờ; trong khi có 2 bang ở Australia có thời gian được đặt thành 30 phút.

Nepal, nơi có giờ được thiết lập thành 15 phút (không phải là 60 phút / tiếng như thường thấy). Ảnh nguồn: Modern Diplomacy.

Nepal, nơi có giờ được thiết lập thành 15 phút (không phải là 60 phút / tiếng như thường thấy). Ảnh nguồn: Modern Diplomacy.

Tây Ban Nha tuân thủ giờ Trung Âu (CET) mặc dù phù hợp địa lý với Vương quốc Anh, có nghĩa là công dân xứ này sẽ có lịch trình hàng ngày không tương thích với đồng hồ sinh học của họ. Vậy liệu có đủ rắc rối để xóa đi múi giờ?

Hai giáo sư Hanke và Henry không trả lời về sự nhầm lẫn cho 1 múi giờ đối với phần còn lại của thế giới. 9 giờ tối ở London cũng là 9 giờ tối ở Canberra. Hiện tại, giờ toàn cầu được thành lập theo Giờ phối hợp quốc tế (UTC) thật sự được sử dụng bởi các phi công máy bay cùng hoạt động tài chính và thương mại quốc tế để chắc chắn rằng các giao dịch được thực hiện cùng lúc. GS.Steve Hanke phát biểu: “Giờ đây tất cả chúng ta đều cùng thời gian. Vì thế chúng ta dùng đồng hồ chính xác ở cùng nơi”. Cho đến nay, việc này rất thuyết phục. Nhưng thực tế ra sao? Cả Trung Quốc và Ấn Độ (2 quốc gia rộng rớn cùng sử dụng múi giờ của Sir Standford Fleming, họ xem là giờ tiêu chuẩn) có lẽ cung cấp một trường hợp thử nghiệm cho giờ phổ quát sẽ trông như thế nào.

Các tác hại chính trị và sức khỏe

Trung Quốc trải qua 5 múi giờ, có nghĩa là cực Tây của nước này trải dài sang cực Đông sẽ vào khoảng 4 tiếng. Nhưng nước này chỉ lấy 1 múi giờ duy nhất là giờ Bắc Kinh nhằm kích thích sự đoàn kết dân tộc. Việc thiếu giờ địa phương cho lao động và học hành cũng có nghĩa là những nơi xa nhất tính từ Bắc Kinh, người dân sẽ đi ngủ trong màn đêm hoặc đi ngủ trong khi vẫn còn ánh mặt trời. “Cuộc sống của người dân sẽ chia theo 3 hoặc 4 múi giờ”, GS.Stanley Brunn nhấn mạnh.

Giờ giấc trở nên cực đoan ở tỉnh Tân Cương (Trung Quốc) do căng thẳng chính trị. Chính quyền Trung Quốc áp đặt giờ Bắc Kinh cho cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi với thêm trước 2 giờ. Năm 2015, Bắc Triều Tiên quyết định quay ngược nửa giờ, chính quyền Bình Nhưỡng “nhấn mạnh đến sự thay đổi múi giờ để khẳng định sự độc lập chính trị và tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Triều Tiên thoát khỏi chủ nghĩa thực dân Nhật Bản”, theo ông PGS.Jonathan Hassid, chuyên gia về Khoa học chính trị tại Đại học công Iowa.

 Đồng hồ mặt trời từng được nhiều nền văn minh trên thế giới sử dụng. Ảnh nguồn: Thrive Global.

Đồng hồ mặt trời từng được nhiều nền văn minh trên thế giới sử dụng. Ảnh nguồn: Thrive Global.

Ngoài vấn đề chính trị, múi giờ cũng giao kết với các tác động sức khỏe nghiêm trọng. Ở Ấn Độ, nơi chỉ sử dụng 1 múi giờ, các cộng đồng dân cư ở phía Tây nước này thường đối mặt với hiện tượng mặt trời mọc và lặn sau đó, diễn ra cùng với giờ hành chính. Điều này có nghĩa là người dân có khuynh hướng ngủ trễ và thức dậy sớm, và gây ra các hậu quả sức khỏe tai hại. “Trẻ em thiếu ngủ thường mất khả năng tập trung khi đi học, cũng như ít bù đắp thông qua hoạt động giải trí”, dẫn lời TS.Maulik Jagnani, tại Đại học Cornell (New York).

Các nghiên cứu khác cũng tiết lộ cùng tác động múi giờ tại rìa phía Tây của nước Mỹ. Tại những khu vực này, các tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú, béo phì, tiểu đường và bệnh tim tăng cao. Thủ phạm là do bởi sự gián đoạn mãn tính của nhịp sinh học do người dân có thói quen thức giấc khi trời còn tối. Liệu giờ phổ quát có thể khắc phục những vấn đề này?

GS.Steve Hanke đề xuất rằng nếu không áp đặt một múi giờ cụ thể thì những địa phương khác nhau có thể tự ý can thiệp vào giờ lao động và thời khóa biểu, cũng như giờ thương mại sẽ thay đổi tùy từng địa điểm. Nhiều nhà khoa học cho rằng thời gian hoàn hảo nhất là giờ mặt trời. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng đồng hồ sinh học của cơ thể con người thời hiện đại là nguồn gốc của tất cả các vấn đề sức khỏe và tâm lý. Gs.Stanley Brunn nhấn mạnh: “Nếu một cái gì đó làm cản trở hiệu quả hoặc phản ứng, thì phải gỡ bỏ những rào cản đó. Và múi giờ là một trong những rào cản này”.

Nguyễn Thanh Hải

(Theo Wired.co.uk)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/the-gioi-se-ra-sao-khi-bo-di-mui-gio-quoc-te-n176747.html