Thế giới năm 2023 qua những khung hình ám ảnh

Không phải vô cớ mà tờ báo Mỹ The New York Times đã chọn cụm từ 'A weary world' - một thế giới mệt mỏi, chán ngắt - làm tựa đề cho chùm ảnh nhìn lại năm 2023 của tờ báo này.

Qua góc nhìn đầy ám ảnh của các phóng viên ảnh, hiện rõ nét một năm 2023 với quá nhiều những biến động, những sự biến u ám.

 Bức ảnh của phóng viên ảnh Emin Ozmen chụp cho tờ The New York Times, ghi lại khoảnh khắc bé gái 3 tuổi được cứu khỏi đống đổ nát của một tòa nhà đã bị phá hủy sau trận động đất kinh hoàng xảy đến ngày 6/2/2023. Theo nhiều số liệu, tổng cộng, số người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau thảm họa động đất đã vượt qua con số 50.000 người. Trận động đất khiến hơn 160.000 tòa nhà với 520.000 căn hộ đổ sập hoặc hư hại nghiêm trọng. Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc ước tính 1,5 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ mất nhà ở và giới chức cần xây khoảng 500.000 ngôi nhà mới. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Ankara cần tới 100 tỷ USD để tái thiết nhà ở và hạ tầng công cộng.

Bức ảnh của phóng viên ảnh Emin Ozmen chụp cho tờ The New York Times, ghi lại khoảnh khắc bé gái 3 tuổi được cứu khỏi đống đổ nát của một tòa nhà đã bị phá hủy sau trận động đất kinh hoàng xảy đến ngày 6/2/2023. Theo nhiều số liệu, tổng cộng, số người thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau thảm họa động đất đã vượt qua con số 50.000 người. Trận động đất khiến hơn 160.000 tòa nhà với 520.000 căn hộ đổ sập hoặc hư hại nghiêm trọng. Cơ quan Phát triển Liên Hợp Quốc ước tính 1,5 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ mất nhà ở và giới chức cần xây khoảng 500.000 ngôi nhà mới. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Ankara cần tới 100 tỷ USD để tái thiết nhà ở và hạ tầng công cộng.

 Bức ảnh của Federico Rios chụp cho The New York Times, ghi lại khoảnh khắc đám đông gồm hàng nghìn người di cư được hướng dẫn viên dẫn qua một con sông ở Daríen Gap, tuyến đường bộ duy nhất đến Hoa Kỳ từ Nam Mỹ. Năm 2023 là năm nhức nhối với những cuộc khủng hoảng di cư trên phạm vi toàn cầu. Hơn 110 triệu người trên khắp thế giới đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, quê hương, con số cao chưa từng có trong gần 50 năm qua, một kỷ lục đáng buồn được xác lập bởi sự kết hợp của tình trạng bất ổn, xung đột và bạo lực, khủng hoảng nhân đạo và thiên tai.

Bức ảnh của Federico Rios chụp cho The New York Times, ghi lại khoảnh khắc đám đông gồm hàng nghìn người di cư được hướng dẫn viên dẫn qua một con sông ở Daríen Gap, tuyến đường bộ duy nhất đến Hoa Kỳ từ Nam Mỹ. Năm 2023 là năm nhức nhối với những cuộc khủng hoảng di cư trên phạm vi toàn cầu. Hơn 110 triệu người trên khắp thế giới đã buộc phải rời bỏ nhà cửa, quê hương, con số cao chưa từng có trong gần 50 năm qua, một kỷ lục đáng buồn được xác lập bởi sự kết hợp của tình trạng bất ổn, xung đột và bạo lực, khủng hoảng nhân đạo và thiên tai.

 Bức ảnh của Nanna Heitmann ghi lại hình ảnh những người tị nạn tại KORNIDZOR, Armenia, ngày 25/9/2023. Những người tị nạn này nằm trong số hàng trăm nghìn người đã rời khỏi Nagorny - Karabakh đồng nghĩa với việc hơn 80% số dân cư gốc Armenia đã rời đi kể từ khi Azerbaijan giành lại quyền kiểm soát khu vực này.

Bức ảnh của Nanna Heitmann ghi lại hình ảnh những người tị nạn tại KORNIDZOR, Armenia, ngày 25/9/2023. Những người tị nạn này nằm trong số hàng trăm nghìn người đã rời khỏi Nagorny - Karabakh đồng nghĩa với việc hơn 80% số dân cư gốc Armenia đã rời đi kể từ khi Azerbaijan giành lại quyền kiểm soát khu vực này.

 Trung tâm Dải Gaza ngày 7/10/2023, cảnh tượng sau đợt tấn công của Israel. “Chúng tôi kiệt sức rồi” - một người dân Gaza chia sẻ với phóng viên Samar Abu Elouf - tác giả bức ảnh. Theo ước tính sơ bộ đến thời điểm này, kể từ cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 làm 1.200 người thiệt mạng, hành động đáp trả của Israel đã gây ra cái chết của gần 19.500 người và làm bị thương hơn 52.000 người tại Dải Gaza. Gần 1,9 triệu người (hơn 80% dân số) của vùng đất này phải di tản.

Trung tâm Dải Gaza ngày 7/10/2023, cảnh tượng sau đợt tấn công của Israel. “Chúng tôi kiệt sức rồi” - một người dân Gaza chia sẻ với phóng viên Samar Abu Elouf - tác giả bức ảnh. Theo ước tính sơ bộ đến thời điểm này, kể từ cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 làm 1.200 người thiệt mạng, hành động đáp trả của Israel đã gây ra cái chết của gần 19.500 người và làm bị thương hơn 52.000 người tại Dải Gaza. Gần 1,9 triệu người (hơn 80% dân số) của vùng đất này phải di tản.

 Thêm một bức ảnh đầy ám ảnh của Samar Abu Elouf ghi lại tại Gaza ngày 12/10/2023. Những đứa trẻ bị thương được đưa đến Bệnh viện Al Shifa - khu phức hợp y tế lớn nhất Gaza, sau một cuộc không kích vào trại tị nạn Shati. Các bệnh viện phải sử dụng máy phát điện sau khi Israel chặn nước, điện và nhiên liệu vào Gaza.

Thêm một bức ảnh đầy ám ảnh của Samar Abu Elouf ghi lại tại Gaza ngày 12/10/2023. Những đứa trẻ bị thương được đưa đến Bệnh viện Al Shifa - khu phức hợp y tế lớn nhất Gaza, sau một cuộc không kích vào trại tị nạn Shati. Các bệnh viện phải sử dụng máy phát điện sau khi Israel chặn nước, điện và nhiên liệu vào Gaza.

 Một người đàn ông bước đi trên mặt đất nứt nẻ của hồ chứa Baells ở làng Cersc, Tây Ban Nha. Ricardo Torrijo - người phát ngôn của AEMET, cơ quan thời tiết quốc gia Tây Ban Nha, cho biết Tây Ban Nha đã rơi vào tình trạng hạn hán kéo dài kể từ cuối năm 2022. Bức ảnh của Nacho Doce chụp cho hãng Reuters là một trong những minh chứng cho hệ lụy của biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ trên khắp toàn cầu.

Một người đàn ông bước đi trên mặt đất nứt nẻ của hồ chứa Baells ở làng Cersc, Tây Ban Nha. Ricardo Torrijo - người phát ngôn của AEMET, cơ quan thời tiết quốc gia Tây Ban Nha, cho biết Tây Ban Nha đã rơi vào tình trạng hạn hán kéo dài kể từ cuối năm 2022. Bức ảnh của Nacho Doce chụp cho hãng Reuters là một trong những minh chứng cho hệ lụy của biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ trên khắp toàn cầu.

 Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa chết người ở bang Odisha của Ấn Độ. Ít nhất 275 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong vụ tai nạn ba chiều liên quan đến hai đoàn tàu chở khách và một tàu hàng. Vụ tai nạn đã đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của mạng lưới đường sắt khổng lồ và cũ kỹ của Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy một cuộc điều tra cấp cao để xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Ảnh của Arabinda Mahapatra cho hãng AP.

Lực lượng cứu hộ làm việc tại hiện trường vụ tai nạn tàu hỏa chết người ở bang Odisha của Ấn Độ. Ít nhất 275 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương trong vụ tai nạn ba chiều liên quan đến hai đoàn tàu chở khách và một tàu hàng. Vụ tai nạn đã đặt ra những câu hỏi về sự an toàn của mạng lưới đường sắt khổng lồ và cũ kỹ của Ấn Độ, đồng thời thúc đẩy một cuộc điều tra cấp cao để xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Ảnh của Arabinda Mahapatra cho hãng AP.

 Các thành viên của Lực lượng Không quân Colombia chăm sóc y tế cho một trong 4 đứa trẻ còn sống sót sau 40 ngày trong rừng rậm Amazon ở Colombia sau vụ tai nạn khiến cả 3 người lớn trên máy bay thiệt mạng, bao gồm cả mẹ của những đứa trẻ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết việc tìm thấy nhóm trẻ là một “ngày kỳ diệu”. Ảnh của Lực lượng Không quân Colombia cung cấp cho Reuters.

Các thành viên của Lực lượng Không quân Colombia chăm sóc y tế cho một trong 4 đứa trẻ còn sống sót sau 40 ngày trong rừng rậm Amazon ở Colombia sau vụ tai nạn khiến cả 3 người lớn trên máy bay thiệt mạng, bao gồm cả mẹ của những đứa trẻ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro cho biết việc tìm thấy nhóm trẻ là một “ngày kỳ diệu”. Ảnh của Lực lượng Không quân Colombia cung cấp cho Reuters.

 Cảnh tượng kinh hoàng sau trận cháy rừng ở Maui. Vụ cháy rừng ở Maui trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử ở Hawaii, vượt qua trận sóng thần cướp đi sinh mạng của 61 người vào năm 1960, một năm sau khi Hawaii trở thành tiểu bang của Mỹ. Ảnh của Nakamura cho The New York Times.

Cảnh tượng kinh hoàng sau trận cháy rừng ở Maui. Vụ cháy rừng ở Maui trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử ở Hawaii, vượt qua trận sóng thần cướp đi sinh mạng của 61 người vào năm 1960, một năm sau khi Hawaii trở thành tiểu bang của Mỹ. Ảnh của Nakamura cho The New York Times.

Hà Anh (Theo The New York Times/ CNN)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/the-gioi-nam-2023-qua-nhung-khung-hinh-am-anh-post277517.html