Thả tê tê Java về rừng Đồng Nai: Loài quý như vàng ở Việt Nam!

Mới đây, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP HCM để thả về tự nhiên tê tê Java và hơn 50 cá thể động vật hoang dã quý hiếm.

Những cá thể này đã được tổ chức và cá nhân tự nguyện đóng góp để thả về môi trường tự nhiên.

Những cá thể này đã được tổ chức và cá nhân tự nguyện đóng góp để thả về môi trường tự nhiên.

Từ đầu năm 2023 đến nay, đã có tổng cộng 20 loài và hơn 300 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Từ đầu năm 2023 đến nay, đã có tổng cộng 20 loài và hơn 300 cá thể động vật hoang dã được thả về tự nhiên tại Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai.

Trong số này, có nhiều loài quý hiếm như kỳ đà vân, kỳ đà hoa, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, trăn đất, trăn gấm, khỉ mặt đỏ, vượn má hung, và cu li nhỏ.

Trong số này, có nhiều loài quý hiếm như kỳ đà vân, kỳ đà hoa, khỉ đuôi dài, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, trăn đất, trăn gấm, khỉ mặt đỏ, vượn má hung, và cu li nhỏ.

Tê tê Java có tên khoa học là Manis Javanica, thuộc nhóm IB, nằm trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế là loài "nguy cấp trên toàn cầu", là động vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên được xếp vào danh sách loài nguy cấp, nghiêm cấm săn bắt, buôn bán và tiêu thụ.

Tê tê Java có tên khoa học là Manis Javanica, thuộc nhóm IB, nằm trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế là loài "nguy cấp trên toàn cầu", là động vật hoang dã, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nên được xếp vào danh sách loài nguy cấp, nghiêm cấm săn bắt, buôn bán và tiêu thụ.

Tê tê Java có thân cỡ trung bình. Dài 0,4 – 0,65m, trọng lượng 6 – 8kg. Không có răng, lưỡi dài nhiều chất dính. Toàn thân, từ đầu đến cuối đuôi phủ lớp vẩy sừng. Các vẩy sừng xếp chồng lên nhau như mái ngói. Bụng không có vẩy sừng, da dày có lớp lông cứng.

Tê tê Java có thân cỡ trung bình. Dài 0,4 – 0,65m, trọng lượng 6 – 8kg. Không có răng, lưỡi dài nhiều chất dính. Toàn thân, từ đầu đến cuối đuôi phủ lớp vẩy sừng. Các vẩy sừng xếp chồng lên nhau như mái ngói. Bụng không có vẩy sừng, da dày có lớp lông cứng.

Màu sắc của vẩy tê tê Java thường là màu nâu sẫm, vàng hoặc vàng nhạt, có những con bạch tạng do nuôi con trong hang lâu ngày. Có 17 hàng vẩy thân xếp theo chiều dọc, 11 – 13 hàng xếp theo chiều ngang; đuôi có 25 hàng vẩy xếp theo chiều dọc, 8 hàng xếp theo chiều ngang (3 hàng mặt trên, 3 hàng mặt dưới và 2 hàng mép đuôi.

Màu sắc của vẩy tê tê Java thường là màu nâu sẫm, vàng hoặc vàng nhạt, có những con bạch tạng do nuôi con trong hang lâu ngày. Có 17 hàng vẩy thân xếp theo chiều dọc, 11 – 13 hàng xếp theo chiều ngang; đuôi có 25 hàng vẩy xếp theo chiều dọc, 8 hàng xếp theo chiều ngang (3 hàng mặt trên, 3 hàng mặt dưới và 2 hàng mép đuôi.

Thức ăn chủ yếu của tê tê Java là mối, kiến, côn trùng nhỏ ở mặt đất, đôi khi có cả cỏ, lá cây mục. Động dục, ghép đôi vào tháng 10, đẻ con vào tháng 3 ở trong hang. Mỗi lứa 1 – 2 con (rất ít trường hợp đẻ 3 con). Con non thường có lớp vẩy màu trắng đục.

Thức ăn chủ yếu của tê tê Java là mối, kiến, côn trùng nhỏ ở mặt đất, đôi khi có cả cỏ, lá cây mục. Động dục, ghép đôi vào tháng 10, đẻ con vào tháng 3 ở trong hang. Mỗi lứa 1 – 2 con (rất ít trường hợp đẻ 3 con). Con non thường có lớp vẩy màu trắng đục.

Theo các chuyên gia, tê tê Java là một trong những loài động vật có vú bị săn bắt trộm nhiều nhất ở Đông Nam Á. Chúng bị các đối tượng mua bán trái phép để làm thịt và làm thuốc Đông y.

Theo các chuyên gia, tê tê Java là một trong những loài động vật có vú bị săn bắt trộm nhiều nhất ở Đông Nam Á. Chúng bị các đối tượng mua bán trái phép để làm thịt và làm thuốc Đông y.

Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh 5 loài rùa biển quý hiếm của Việt Nam liệt kê trong Sách Đỏ.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tha-te-te-java-ve-rung-dong-nai-loai-quy-nhu-vang-o-viet-nam-1917490.html