Tên lửa Iskander có gì khiến NATO và Mỹ phải lo lắng tột độ?

Một tên lửa Iskander từng phá hủy một lúc 28 xe tăng khi nó đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori vào năm 2008.

9K720 Iskander (theo tên gọi của NATO là SS-26 “Stone”) là tên lửa đạn đạo tầm ngắn cơ động đường bộ có tầm bắn lên tới 500 km. Sử dụng phương tiện vận chuyển (TEL) và các phương tiện hỗ trợ, hệ thống cũng có thể bắn tên lửa hành trình 9M728 và 9M729.

9K720 Iskander (theo tên gọi của NATO là SS-26 “Stone”) là tên lửa đạn đạo tầm ngắn cơ động đường bộ có tầm bắn lên tới 500 km. Sử dụng phương tiện vận chuyển (TEL) và các phương tiện hỗ trợ, hệ thống cũng có thể bắn tên lửa hành trình 9M728 và 9M729.

Nga bắt đầu phát triển tên lửa 9K720 Iskander vào cuối những năm 1980 để thay thế cho hệ thống OTR-23 “Oka” SRBM. Sau khi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) cấm OTR-23 vào năm 1987. Cục Thiết kế Công nghiệp Máy của Liên Xô đã sử dụng lại động cơ tên lửa rắn của tên lửa OTR-23 cho thiết kế của tên lửa mới và tổ hợp Iskander bắt đầu được phát triển vào năm 1993.

Nga bắt đầu phát triển tên lửa 9K720 Iskander vào cuối những năm 1980 để thay thế cho hệ thống OTR-23 “Oka” SRBM. Sau khi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) cấm OTR-23 vào năm 1987. Cục Thiết kế Công nghiệp Máy của Liên Xô đã sử dụng lại động cơ tên lửa rắn của tên lửa OTR-23 cho thiết kế của tên lửa mới và tổ hợp Iskander bắt đầu được phát triển vào năm 1993.

Năm 1998, Nga bắt đầu thử nghiệm cấp nhà nước đối với tên lửa này, hoàn thành 13 chuyến bay tại bãi thử Kasputin Yar cho đến năm 2005. Hệ thống Iskander cuối cùng đã được đưa vào trang bị cho quân đội Nga vào năm 2006. Năm 2010, Nga đã thử nghiệm một phiên bản nâng cấp là 9M723-1 và chấp nhận đưa nó vào trang bị từ năm 2012.

Nhằm thay thế cho OTR-23 “Oka” và OTR-21 “Tochka-U”, Iskander là một hệ thống tên lửa chiến thuật có khả năng phóng tên lửa hành trình và đạn đạo. Ký hiệu "Iskander" thường được sử dụng để xác định cả hệ thống phóng và tên lửa đạn đạo liên quan của nó.

Phiên bản Iskander-M (9M723) dành riêng cho quân đội Nga và Iskander-E (9M720) để xuất khẩu. Còn một biến thể thứ ba, ban đầu được chỉ định là Iskander-K, sử dụng thiết bị vận chuyển-lắp dựng-phóng Iskander (TEL) để bắn tên lửa hành trình SSC-7.

Phiên bản Iskander-M (9M723) dành riêng cho quân đội Nga và Iskander-E (9M720) để xuất khẩu. Còn một biến thể thứ ba, ban đầu được chỉ định là Iskander-K, sử dụng thiết bị vận chuyển-lắp dựng-phóng Iskander (TEL) để bắn tên lửa hành trình SSC-7.

Về tên lửa đạn đạo 9M723, loại tên lửa này có chiều dài 7,3 m, đường kính 0,92 m, trọng lượng phóng 3.800 kg. Tên lửa sở hữu tầm bắn tối đa 500 km và mang tải trọng từ 480 đến 700 kg. Biến thể xuất khẩu, 9M720 có tầm bắn giảm 280 km trong khi mang tải trọng 480 kg.

9M723 được cho là có đầu đạn tách rời có thể cơ động độc lập ở giai đoạn cuối, tên lửa có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi sai số có thể xảy ra chỉ từ 2-5 mét. Phiên bản tên lửa xuất khẩu 9M720 cũng có độ chính xác cao với sai số chỉ từ 5 đến 10 m.

9M723 được cho là có đầu đạn tách rời có thể cơ động độc lập ở giai đoạn cuối, tên lửa có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi sai số có thể xảy ra chỉ từ 2-5 mét. Phiên bản tên lửa xuất khẩu 9M720 cũng có độ chính xác cao với sai số chỉ từ 5 đến 10 m.

Mỗi bệ phóng (9P78) của tổ hợp tên lửa được trang bị một mái bọc thép để bảo vệ hai tên lửa đạn đạo. Cabin của TEL được gia cố rất cứng để chống lại các mối nguy hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân và nhiệt độ khắc nghiệt.

Xe cũng có khả năng lội nước và có thể di chuyển với tốc độ lên đến 70 km/h trong 1.100 km. Mỗi TEL có khả năng hoạt động độc lập. Các phương tiện nạp đạn, mỗi xe chở hai tên lửa và một cần cẩu, cho phép kéo dài các hoạt động chiến trường.

Xe cũng có khả năng lội nước và có thể di chuyển với tốc độ lên đến 70 km/h trong 1.100 km. Mỗi TEL có khả năng hoạt động độc lập. Các phương tiện nạp đạn, mỗi xe chở hai tên lửa và một cần cẩu, cho phép kéo dài các hoạt động chiến trường.

Nga lần đầu tiên cho ra mắt Iskander-E để bán vào năm 1999. Đến năm 2005, có thông tin cho rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Syria và Iran đã thảo luận về việc mua bán tiềm năng, một tuyên bố mà các quan chức Nga sau đó bác bỏ.

Nga lần đầu tiên cho ra mắt Iskander-E để bán vào năm 1999. Đến năm 2005, có thông tin cho rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Syria và Iran đã thảo luận về việc mua bán tiềm năng, một tuyên bố mà các quan chức Nga sau đó bác bỏ.

Năm 2008, các số liệu quốc phòng Nga cho biết Kuwait, Hàn Quốc, Syria, UAE, Malaysia và Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua Iskander-E. Bất chấp sự thiếu hụt nguồn cung được báo cáo vào năm 2014, Nga bị cáo buộc đã đàm phán với Ả Rập Xê-út về việc bán Iskander-E vào năm 2015.

Năm 2008, các số liệu quốc phòng Nga cho biết Kuwait, Hàn Quốc, Syria, UAE, Malaysia và Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua Iskander-E. Bất chấp sự thiếu hụt nguồn cung được báo cáo vào năm 2014, Nga bị cáo buộc đã đàm phán với Ả Rập Xê-út về việc bán Iskander-E vào năm 2015.

Năm 2016, Armenia trở thành quốc gia mua Iskander-E đầu tiên và diễu hành với loại vũ khí này vào cuối năm đó. Algeria sau đó đã mua 4 trung đoàn Iskander-E tổng cộng 48 chiếc TEL và 120 xe hỗ trợ vào năm 2017.

Năm 2016, Armenia trở thành quốc gia mua Iskander-E đầu tiên và diễu hành với loại vũ khí này vào cuối năm đó. Algeria sau đó đã mua 4 trung đoàn Iskander-E tổng cộng 48 chiếc TEL và 120 xe hỗ trợ vào năm 2017.

Nga hiện đang vận hành 11 lữ đoàn chiến đấu của hệ thống Iskander-M tính đến năm 2019. Lữ đoàn Iskander tiêu chuẩn bao gồm 12 chiếc TEL và các phương tiện hỗ trợ đi kèm của chúng. Điện Kremlin có kế hoạch mở rộng các lữ đoàn Iskander của mình từ 12 lên 16 bệ phóng mỗi lữ đoàn.

Nga hiện đang vận hành 11 lữ đoàn chiến đấu của hệ thống Iskander-M tính đến năm 2019. Lữ đoàn Iskander tiêu chuẩn bao gồm 12 chiếc TEL và các phương tiện hỗ trợ đi kèm của chúng. Điện Kremlin có kế hoạch mở rộng các lữ đoàn Iskander của mình từ 12 lên 16 bệ phóng mỗi lữ đoàn.

Các lực lượng vũ trang Nga lần đầu tiên sử dụng hệ thống này trong cuộc chiến chống lại Gruzia vào năm 2008. Điện Kremlin cũng đã triển khai một đơn vị tới Syria vào năm 2016 nhưng không sử dụng tên lửa trong chiến đấu.

Các lực lượng vũ trang Nga lần đầu tiên sử dụng hệ thống này trong cuộc chiến chống lại Gruzia vào năm 2008. Điện Kremlin cũng đã triển khai một đơn vị tới Syria vào năm 2016 nhưng không sử dụng tên lửa trong chiến đấu.

Theo một số nguồn tin, kỹ thuật tàng hình áp dụng cho Iskander là kỹ thuật plasma độc đáo của riêng người Nga. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn, không phản xạ sóng radar của đối phương. Iskander-M mang theo một tổ hợp các thiết bị gây nhiễu điện tử, cả thụ động và chủ động để chế áp radar của đối phương.

Theo một số nguồn tin, kỹ thuật tàng hình áp dụng cho Iskander là kỹ thuật plasma độc đáo của riêng người Nga. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn, không phản xạ sóng radar của đối phương. Iskander-M mang theo một tổ hợp các thiết bị gây nhiễu điện tử, cả thụ động và chủ động để chế áp radar của đối phương.

Độ chính xác, tầm bắn và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ cho phép nó hoạt động như một phương án thay thế ném bom chính xác khi các lực lượng không quân không thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom hoặc bắn tên lửa hành trình do đối mặt với các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không vượt trội của đối phương.

Độ chính xác, tầm bắn và khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ cho phép nó hoạt động như một phương án thay thế ném bom chính xác khi các lực lượng không quân không thể thực hiện các nhiệm vụ ném bom hoặc bắn tên lửa hành trình do đối mặt với các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không vượt trội của đối phương.

Sức mạnh của Iskander đã được kiểm chứng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày với Gruzia năm 2008, khi một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori, phá hủy một lúc 28 xe tăng.

Sức mạnh của Iskander đã được kiểm chứng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày với Gruzia năm 2008, khi một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori, phá hủy một lúc 28 xe tăng.

Nga đã thường xuyên triển khai Iskander-M tới Kaliningrad, nơi vũ khí này có thể nhắm vào các lực lượng NATO ở Ba Lan, các nước Baltic và Thụy Điển. Những đợt triển khai này là một yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao cứng rắn của Nga.

Nga đã thường xuyên triển khai Iskander-M tới Kaliningrad, nơi vũ khí này có thể nhắm vào các lực lượng NATO ở Ba Lan, các nước Baltic và Thụy Điển. Những đợt triển khai này là một yếu tố quan trọng trong chính sách ngoại giao cứng rắn của Nga.

Từ năm 2009, Nga liên tục đe dọa triển khai tên lửa Iskander-M để đáp trả các hoạt động triển khai phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực và Nga đã triển khai Iskander-M vĩnh viễn ở Kaliningrad kể từ năm 2018. Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Ukraine hiện nay, Nga cũng đã triển khai các tổ hợp Iskander như một biện pháp răn đe mang tính chiến lược.

Từ năm 2009, Nga liên tục đe dọa triển khai tên lửa Iskander-M để đáp trả các hoạt động triển khai phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực và Nga đã triển khai Iskander-M vĩnh viễn ở Kaliningrad kể từ năm 2018. Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Ukraine hiện nay, Nga cũng đã triển khai các tổ hợp Iskander như một biện pháp răn đe mang tính chiến lược.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-iskander-co-gi-khien-nato-va-my-phai-lo-lang-tot-do-1648779.html