Tên gọi Thái Lan có nghĩa là gì?

Vị trí vùng đệm cùng chính sách 'ngoại giao cây sậy' - mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo lợi ích quốc gia, đã giúp Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị chiếm làm thuộc địa của các nước châu Âu.

1. Nước Đông Nam Á nào chưa từng là thuộc địa của châu Âu?

icon

Thái Lan

icon

Philippines

icon

Myanmar

Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong lịch sử lập quốc, Thái Lan từng là nước lớn lấn át các quốc gia láng giềng khi có thể. Tới giữa thế kỷ 19, Thái Lan vô tình trở thành vùng đệm địa lý giữa hai thế lực là Anh (đã chiếm Miến Điện - Myanmar ngày nay) và Pháp (đã chiếm ba nước Đông Dương). Sách Lịch sử thế giới cận đại viết: "Năm 1885-1886 trong chiến tranh Anh - Miến lần thứ 3, Anh đã chiếm toàn bộ Miến Điện. Còn Pháp, sau khi đánh chiếm Việt Nam và Campuchia (năm 1884) cũng muốn nuốt ngay mảnh đất Xiêm (tức Thái Lan) màu mỡ và một số đất Lào khi đó phụ thuộc vào Xiêm. Xiêm đứng trước nguy cơ mất nước. Nhưng Anh và Pháp không dễ gì có thể một mình nuốt trôi được nước Xiêm. Chính mâu thuẫn đó đã buộc chính phủ Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi thực dân của cả Anh và Pháp: trung lập hóa Xiêm để tránh một cuộc chiến tranh có thể xảy ra giữa hai bên, biến Xiêm thành một khu đệm nằm giữa các thuộc địa của Anh và Pháp trên bán đảo Trung - Ấn". Tuy giữ được vị thế độc lập, Thái Lan vẫn phải nhượng nhiều quyền lợi và cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. Trong ba năm 1893, 1904 và 1907, Thái Lan phải nhường hơn 20.000 km2 cho Pháp; hay năm 1909 phải cắt hơn 40.000 km2 trên bán đảo Malacca cho Anh. Tuy nhiên, những vùng đất này hầu hết là đất của Lào và Campuchia khi đó lệ thuộc vào Xiêm.

2. Tên gọi Thái Lan có nghĩa là gì?

icon

Vùng đất tươi đẹp

icon

Vùng đất Phật

icon

Vùng đất của sự tự do

Câu trả lời đúng là đáp án C: Vị trí vùng đệm cùng chính sách "ngoại giao cây sậy" - mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo lợi ích quốc gia, đã giúp Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị chiếm làm thuộc địa của các nước châu Âu. Tên gọi Thái Lan, nghĩa là vùng đất của sự tự do, cũng thể hiện điều này.

3. Krung Thep Maha Nakhon đã được đặt làm tên chính thức của thủ đô Thái Lan từ năm nào?

icon

1992

icon

2001

icon

2012

Câu trả lời đúng là đáp án B: Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek hôm 17/2/2022 giải thích rằng Krung Thep Maha Nakhon đã được đặt làm tên chính thức của thủ đô từ năm 2001 và không có gì thay đổi trong tên gọi thủ đô ngoài cách viết dấu câu. Rất ít du khách biết được, tên chính thức của thủ đô Bangkok trước đây rất dài: "Krung Thep Maha Nakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayutthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udom Ratchaniwet Mahasathan Amon Phiman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanu Kamprasit ". “Krung Thep Maha Nakhon”, hoặc “Krung Thep” được cho là phiên bản ngắn gọn tên một nghi lễ của thủ đô, đó là: “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit” (bao gồm 21 chữ) và sẽ là tên thủ đô dài nhất trên thế giới.

4. Cái tên Krung Thep Maha Nakhon có nghĩa là gì?

icon

Thành phố của thánh thần

icon

Thành phố của những giấc mơ

icon

Thành phố của những anh hùng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Krung Thep Maha Nakhon có nghĩa là "thành phố của thánh thần". Đây là bản rút gọn của tên nghi lễ Krung Thep Mahanakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayuthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udomratchaniwet Mahasathan Amon Piman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanukam Prasit. Dịch sang tiếng Việt là: “Thành phố của các thánh thần, thành phố vĩ đại của những vị thần bất tử, thành phố châu báu tráng lệ của thần Indra, chiếc ngai vàng của đức vua Ayutthaya, thành phố của đền đài tráng lệ, thành phố của cung điện và lãnh địa hoành tráng nhất của Hoàng gia, ngôi nhà của thần Vishnu và tất cả vị thần”.

5. Ở Thái Lan sẽ vi phạm pháp luật nếu ra khỏi nhà không mặc đồ lót. Điều này đúng hay sai?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nhiều du khách bất ngờ với quy định này. Bên cạnh đó, một số người rất băn khoăn về cách thức kiểm tra và việc thực thi luật lệ này như thế nào.

6. Ở Thái Lan, du khách sẽ bị phạt nếu?

icon

Lái xe mà cởi trần

icon

Giẫm lên tiền

icon

Lái xe mà cởi trần và giẫm lên tiền

icon

Lái xe cởi trần và uống rượu

Câu trả lời đúng là đáp án C: Nếu đến du lịch Thái Lan mà giẫm lên tiền đồng nghĩa với việc bạn đang phạm luật. Trên những tờ tiền Thái có hình vua. Do đó, nếu bạn giẫm lên tiền có nghĩa là không tôn trọng vua. Hầu hết những phương tiện di chuyển ở nước Thái Lan chủ yếu là xe Tuk Tuk. Nếu bạn lái xe nhưng cởi trần sẽ được cho là phản cảm và không nhận được thiện cảm của những người dân địa phương.

7. Biểu tượng tín ngưỡng và tôn giáo của người Thái là?

icon

Chim thần

icon

Rắn

icon

Rắn chín đầu

Câu trả lời đúng là đáp án A: Garuda là một loài chim thần. Tương truyền rằng loài chim này đã được thần Vishnu cưỡi. Chúng có hình dạng của một loài chim săn mồi với 3 mắt và mỏ giống hệt như đại bàng.

8. Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1914, hầu hết lãnh thổ châu Phi rơi vào tay các quốc gia châu Âu. Quốc gia nào dưới đây không nằm trong số đó?

icon

Algeria

icon

Niger

icon

Ethiopia

Câu trả lời đúng là đáp án C: Từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1914, hầu hết lãnh thổ châu Phi rơi vào tay các quốc gia châu Âu trong quá trình tranh chấp được gọi là "Scramble for Africa" (Tranh giành châu Phi). Tuy nhiên, theo SCMP, Ethiopia được xếp vào nhóm "chưa bao giờ là thuộc địa" mặc dù có thời gian ngắn bị Italy chiếm đóng (từ năm 1936 đến 1941) bởi ngay cả khi bị chiếm đóng, không cơ sở hạ tầng thuộc địa nào được phát triển lâu dài ở quốc gia này. Người Ethiopia bị lực lượng phát xít Italy của Benito Mussolini tấn công liên tục nhưng không bao giờ đầu hàng. Tuy chưa phải là thuộc địa của Italy, Ethiopia có sự ảnh hưởng về ẩm thực với mỳ Ý, Pizza hay Lasagne từ quốc gia châu Âu này do một số lính trong quân đội Italy quyết định ở lại châu Phi khi chiến tranh kết thúc. Nhà hàng Italy ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vẫn phát triển mạnh mẽ và chào đón nhiều người nổi tiếng khi tới châu Phi.

9. Trong lịch sử, Nepal không trở thành thuộc địa của Anh một phần lớn nhờ địa hình vùng núi phức tạp. Điều này đúng hay sai?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Vào thời kỳ cực thịnh, đế quốc Anh cai trị 1/5 dân số thế giới nhưng vẫn có một số quốc gia khó khuất phục, trong đó có Nepal. Theo SCMP, sau chiến tranh Anh - Nepal (từ năm 1814 đến 1816), công ty Đông Ấn đại diện cho đế quốc Anh, kiểm soát khoảng 30% lãnh thổ Nepal nhưng đất nước này chưa bao giờ chịu sự kiểm soát hoàn toàn. Chính địa hình vùng núi phức tạp với những ngọn núi cao gần như bất khả xâm phạm đã cản trở Anh, giúp Nepal giữ được chủ quyền lãnh thổ.

10. Quốc gia châu Á nào dưới đây cũng chưa từng trở thành thuộc địa của phương Tây?

icon

Ấn Độ

icon

Nhật Bản

icon

Sri Lanka

Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe dọa của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ten-goi-thai-lan-co-nghia-la-gi-post1503221.tpo