Tật cắn móng tay có hại như thế nào?

Thói quen cắn móng tay là tật và cũng là 'nghiện' của rất nhiều người. Thế nhưng ít người biết rằng hiểm họa tới sức khỏe cũng sẽ từ thói quen cắn móng tay mà ra.

Thông thường thói quen này bắt đầu từ thuở bé và có thể tiếp tục đến khi bạn trưởng thành. Cắn móng tay nhiều lần có thể làm cho da xung quanh móng tay đau, hỏng các mô móng phát triển, dẫn đến móng tay trông không bình thường.

Cắn móng tay mãn tính cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng khi truyền vi khuẩn và virus có hại từ miệng sang ngón tay và từ móng tay sang mặt và miệng…

Không nhiều người biết rằng hiểm họa tới sức khỏe cũng sẽ từ thói quen cắn móng tay mà ra.

Không nhiều người biết rằng hiểm họa tới sức khỏe cũng sẽ từ thói quen cắn móng tay mà ra.

Cắn móng tay có tác hại như thế nào?

Tật cắn móng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tâm trạng bất an, căng thẳng, stress kéo dài hay rối loạn cảm xúc. Ở những trẻ tự kỷ cũng thường xuyên có biểu hiện cắn móng tay, thậm chí là cắn cả tay.

Tác hại của việc cắn móng tay thường xuyên:

Nhiễm trùng

Nếu bạn cắn móng đến một mức độ nào đó thì phần da nhạy cảm dưới móng sẽ bị phơi nhiễm với vi khuẩn hoặc mầm bệnh trong miệng, trong khi miệng chứa rất nhiều vi khuẩn. Ngay cả khi bạn thường xuyên rửa tay thì dưới móng tay có rất nhiều chủng vi khuẩn khác tích tụ.

Viêm răng lợi, miệng

Khi đưa móng tay vào miệng cắn còn tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển từ móng tay vào khoang miệng, từ đó gây nhiễm trùng răng lợi, viêm họng. Mặt khác khiến răng của bạn bị tổn thương như sứt mẻ răng, biến dạng răng, răng mọc lộn xộn không đều…

Cắn móng tay thường xuyên làm các vi khuẩn từ móng tay được gieo rắc vào răng lợi gây viêm nhiễm và đau nhức lợi.

Bệnh viêm mé. Ảnh minh họa.

Bệnh viêm mé. Ảnh minh họa.

Dễ mắc bệnh viêm mé

Bệnh viêm mé, dân gian hay gọi là chín mé (tên khoa học là Paronychia) là bệnh gây nhiễm trùng phần mềm xung quanh móng tay. Bệnh gây sưng đỏ, đau nhức, tích mủ, điều trị bằng phẫu thuật trích rạch ổ viêm phối hợp với dùng thuốc kháng sinh và kháng nấm.

Dị dạng móng tay

Nếu duy trì thói quen cắn móng tay lâu dài không thể kiểm soát, móng tay của bạn sẽ dần bị hỏng lớp mô phía dưới và có thể bị biến dạng móng vĩnh viễn. Lúc này, móng tay sẽ trở nên gồ ghề, tồn tại những vết hằn sâu vô cùng mất thẩm mỹ khiến bạn tự ti. Kèm theo hiện tượng này là móng tay của bạn sẽ không thể mọc tự nhiên được nữa.

Mắc bệnh giun sán

Khi cắn móng tay, chúng ta vô tình đưa vi khuẩn vào miệng, dẫn đến nguy cơ nhiễm giun sán và các bệnh nhiễm trùng đường ruột rất cao.

Các biện pháp giảm thiểu tác hại của cắn móng tay

Bằng cách tìm ra nguyên nhân khiến bạn cắn móng tay, bạn có thể tìm ra cách để tránh những trường hợp này và lập kế hoạch ngăn chặn.

Cách tốt nhất là bạn nên từ bỏ ngay thói quen cắn móng tay thường xuyên bằng cách:

Rửa tay thường xuyên bằng nước sát khuẩn hay xà phòng.
Cắt ngắn móng tay.
Sơn móng tay có vị đắng lên móng tay.
Làm móng tay thường xuyên. Việc chi tiền để giữ cho móng tay trông hấp dẫn có thể khiến bạn ít cắn chúng hơn.
Hãy thay thế thói quen cắn móng tay bằng một thói quen tốt như chơi một môn thể thoa nào đó, đi ra ngoài gặp bạn bè…

Cấu tạo móng chân, tay

Móng được cấu tạo bởi nhiều lớp chất đạm cứng như sừng gọi là keratin – một loại protein có cấu trúc dạng sợi, là vật liệu cấu trúc quan trọng tạo nên những lớp bên ngoài của da người, cũng là thành phần chính của tóc và móng tay.

Nhờ thành phần có kết cấu keratin chặt chẽ, móng tay, móng chân cùng với răng và xương được xem là những bộ phận rắn chắc nhất trong cơ thể con người.

Móng thường bao gồm 3 lớp:

Đĩa móng/ Bản móng: là phần ngoài, có thể nhìn thấy được của móng. Được cấu tạo bởi lớp sừng keratin và phát triển suốt đời. Đĩa móng có màu hồng do nằm trên giường móng có nhiều mạch máu nuôi dưỡng.
Giường móng: là phần mô mềm nằm bên dưới đĩa móng, có chứa nhiều mạch máu nhỏ giúp cho móng có màu hồng.
Mầm móng: được coi là phần "rễ", tập trung các mạch máu, chịu trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng.

Tại sao thay đổi thời tiết lại đau đầu?/ SKĐS

BS. Vũ Khanh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/tat-can-mong-tay-co-hai-nhu-the-nao-169231115140857195.htm