Tại sao Mỹ và NATO nghi ngờ việc Nga rút quân?

Bất chấp việc Nga rút quân khỏi biên giới phía nam giáp với Ukraine, Mỹ và NATO vẫn nghi ngờ và lên tiếng lo ngại về nguy cơ tấn công của Nga vì một Ukraine bị rạn nứt là điều hữu ích trong ý đồ của phương Tây.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 15-2 công bố rút quân sau các cuộc tập trận theo lịch trình ở biên giới phía Nam gần Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg từ chối gọi việc Nga rút quân là hành động giảm leo thang.

Chính quyền Mỹ cũng nghi ngờ về việc Nga rút quân, khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố rằng các đơn vị quan trọng của Nga đang di chuyển "về phía biên giới, chứ không phải ra khỏi biên giới"

NATO sẽ duy trì áp lực ngay cả khi Nga rút lực lượng khỏi các khu vực phía tây nam của mình, ông Joseph Oliver Boyd-Barrett - giáo sư danh dự tại Đại học Bowling Green State, Ohio nói

Ông Boyd-Barrett phân tích: “Ngành công nghiệp vũ khí và quốc phòng của Mỹ cùng các nhà vận động hành lang điên cuồng của nó sẽ kiếm được lợi nhuận bất cứ khi nào có cơ hội gây ra nỗi sợ hãi và thù hận”

Theo học giả này, truyền thông phương Tây cố tình không nói đến sự thực là Nga chỉ tập trung quân ở biên giới sau các cuộc tập trận mang tính khiêu khích của NATO và Ukraine ở biên giới Nga và Biển Đen

Một số nhóm cực đoan ở Ukraine thậm chí sẵn sàng châm ngòi cho một cuộc xung đột lớn hơn

Bruce Gagnon, điều phối viên của Mạng lưới Toàn cầu Chống Vũ khí và Năng lượng Hạt nhân trong Không gian cho biết: “Mỹ-Anh-NATO không quan tâm đến người dân ở Donbass”.

Theo học giả này, thường dân Donbass đang bị coi là "quân ly khai Nga" để biện minh cho việc tăng cường triển khai quân đội Ukraine và cùng lực lượng của Mỹ và các đồng minh NATO tại đây

Lãnh đạo Nga, Pháp, Đức – vốn tham gia Nhóm Bộ tứ Normandy đều nhất trí rằng hiệp định Minsk đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015 là lộ trình cho hòa bình ở miền Đông Ukraine

Mặc dù vậy, Ukraine từ chối tổ chức đối thoại trực tiếp với Donetsk và Lugansk, trong khi các nước phương Tây không giúp ích được gì cho việc đàm phán

“Phương Tây không muốn hòa bình ở Donbass. Họ muốn tiếp tục gây bất ổn và căng thẳng chiến tranh vì điều này cho phép Mỹ-Anh-NATO tiến quân ngày càng gần biên giới Nga hơn”, ông Bruce Gagnon nói.

“Một khu định cư hòa bình ở Donbass sẽ phá hỏng kế hoạch của Washington trong việc tạo ra tình trạng bất ổn liên tục gây đau đầu cho Matxcơva”, chuyên gia Bruce Gagnon nhận định.

Tương tự, giáo sư Joseph Oliver Boyd-Barrett nói: “Một Ukraine bị rạn nứt là điều hữu ích cho phương Tây, vì nó cho phép họ kiểm soát Ukraine nhiều hơn, tạo cho họ những điểm gây áp lực để tăng cường sự mở rộng không ngừng về phía Đông”

“Các mục tiêu nhân đạo chỉ là mục tiêu của phương Tây để can thiệp vào các vấn đề chủ quyền của các quốc gia khác, hiếm khi là động cơ chính nào”, ông Boyd-Barrett nêu quan điểm.

Hải Yến

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tai-sao-my-va-nato-nghi-ngo-viec-nga-rut-quan-post496088.antd