SVĐ có hệ thống làm mát để đối phó với nắng nóng ở Qatar

Sân vận động Quốc tế Khalifa là một công trình đóng vai trò gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, đồng thời là một niềm tự hào về công nghệ của Qatar trước thềm World Cup 2022.

 Khalifa là một trong những sân vận động danh giá nhất và là nơi nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai thể thao đầy hứa hẹn của Qatar. Sân được đặt tên theo tên của cựu quốc vương Qatar là Khalifa bin Hamad Al Thani. Ảnh: Qatar 2022.

Khalifa là một trong những sân vận động danh giá nhất và là nơi nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai thể thao đầy hứa hẹn của Qatar. Sân được đặt tên theo tên của cựu quốc vương Qatar là Khalifa bin Hamad Al Thani. Ảnh: Qatar 2022.

 Năm 1976, sân vận động quốc tế Khalifa được khánh thành tại thủ đô Doha. Năm 1992, sân đã tổ chức các trận đấu của Cúp vùng Vịnh Arab lần thứ 11. Năm 2006, sân đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games). Năm 2014 đánh dấu sự khởi đầu của công việc cải tạo sân Khalifa, sẵn sàng cho những sự kiện thể thao đỉnh cao. Ảnh: Time out Doha.

Năm 1976, sân vận động quốc tế Khalifa được khánh thành tại thủ đô Doha. Năm 1992, sân đã tổ chức các trận đấu của Cúp vùng Vịnh Arab lần thứ 11. Năm 2006, sân đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao châu Á (Asian Games). Năm 2014 đánh dấu sự khởi đầu của công việc cải tạo sân Khalifa, sẵn sàng cho những sự kiện thể thao đỉnh cao. Ảnh: Time out Doha.

 Sân vận động Khalifa có thiết kế mái vòm kép độc đáo có thể tự động đóng mở. Tên đầy đủ của nơi này là Sân vận động Quốc tế Khalifa và cũng thường được gọi là Sân vận động Quốc gia. Ảnh: Qatar 2022.

Sân vận động Khalifa có thiết kế mái vòm kép độc đáo có thể tự động đóng mở. Tên đầy đủ của nơi này là Sân vận động Quốc tế Khalifa và cũng thường được gọi là Sân vận động Quốc gia. Ảnh: Qatar 2022.

 Sân có sức chứa ban đầu là 40.000 chỗ, nhưng đã được tăng lên thành 52.000 chỗ theo quy định của FIFA về sức chứa tối thiểu cho World Cup. Ảnh: Doha News.

Sân có sức chứa ban đầu là 40.000 chỗ, nhưng đã được tăng lên thành 52.000 chỗ theo quy định của FIFA về sức chứa tối thiểu cho World Cup. Ảnh: Doha News.

 Qatar là quốc gia nằm ở sa mạc nên một trong những thách thức lớn nhất là chống lại nhiệt độ tăng cao vào ban ngày. Một hệ thống công nghệ làm mát tiên tiến nhất thế giới được bố trí trong sân, có khả năng giảm nhiệt độ và duy trì ở mức 24-28 độ C. Theo các chuyên gia nhận định, hệ thống làm mát này giúp tiết kiệm 40% năng lượng điện. Khalifa là sân đầu tiên trên thế giới có hệ thống điều hòa nhiệt độ toàn sân. Ảnh: Qatar 2022.

Qatar là quốc gia nằm ở sa mạc nên một trong những thách thức lớn nhất là chống lại nhiệt độ tăng cao vào ban ngày. Một hệ thống công nghệ làm mát tiên tiến nhất thế giới được bố trí trong sân, có khả năng giảm nhiệt độ và duy trì ở mức 24-28 độ C. Theo các chuyên gia nhận định, hệ thống làm mát này giúp tiết kiệm 40% năng lượng điện. Khalifa là sân đầu tiên trên thế giới có hệ thống điều hòa nhiệt độ toàn sân. Ảnh: Qatar 2022.

 Hệ thống chiếu sáng và cơ sở vật chất trong sân cũng được làm từ các vật liệu tiết kiệm năng lượng. Sân Khalifa không chỉ dành riêng cho bóng đá mà còn có thể tổ chức nhiều môn thể thao khác. Ảnh: Qatar 2022.

Hệ thống chiếu sáng và cơ sở vật chất trong sân cũng được làm từ các vật liệu tiết kiệm năng lượng. Sân Khalifa không chỉ dành riêng cho bóng đá mà còn có thể tổ chức nhiều môn thể thao khác. Ảnh: Qatar 2022.

 Ngoài đặc điểm nổi bật trên, sân Khalifa còn có hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED và đèn kỹ thuật số tạo nên không gian huyền ảo hoàn toàn mới cho sân. Ảnh: Qatar 2022.

Ngoài đặc điểm nổi bật trên, sân Khalifa còn có hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED và đèn kỹ thuật số tạo nên không gian huyền ảo hoàn toàn mới cho sân. Ảnh: Qatar 2022.

 Sân vận động Quốc tế Khalifa là một trong số ít các sân ở Qatar đã nhận được chứng nhận bốn sao từ Hệ thống Đánh giá Bền vững Toàn cầu (GSAS) do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển vùng Vịnh (GORD) quản lý. Đây là thành quả cho những nỗ lực của chính phủ Qatar trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường. Ảnh: Qfa.qa.

Sân vận động Quốc tế Khalifa là một trong số ít các sân ở Qatar đã nhận được chứng nhận bốn sao từ Hệ thống Đánh giá Bền vững Toàn cầu (GSAS) do Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển vùng Vịnh (GORD) quản lý. Đây là thành quả cho những nỗ lực của chính phủ Qatar trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường. Ảnh: Qfa.qa.

 Tổng chi phí để nâng cấp sân là khoảng 91 triệu USD. Nhờ hệ thống giao thông được Qatar xây dựng trước thềm World Cup 2022, việc di chuyển đến sân Khalifa rất dễ dàng và thân thiện với môi trường. Người dân có thể di chuyển đến đây bằng xe buýt hoặc tuyến tàu điện ngầm Doha, và tất cả đều miễn phí cho người hâm mộ có vé xem các trận đấu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu lượng khí CO2. Ảnh: Qfa.qa.

Tổng chi phí để nâng cấp sân là khoảng 91 triệu USD. Nhờ hệ thống giao thông được Qatar xây dựng trước thềm World Cup 2022, việc di chuyển đến sân Khalifa rất dễ dàng và thân thiện với môi trường. Người dân có thể di chuyển đến đây bằng xe buýt hoặc tuyến tàu điện ngầm Doha, và tất cả đều miễn phí cho người hâm mộ có vé xem các trận đấu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu lượng khí CO2. Ảnh: Qfa.qa.

Thanh Hằng

Theo AS, Arch Daily

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/svd-co-he-thong-lam-mat-de-doi-pho-voi-nang-nong-o-qatar-post1366949.html