Sự thật đằng sau tên những cung đèo hiểm trở bậc nhất Việt Nam

Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Khau Phạ, Pha Đin, Hải Vân... là những cung đèo nổi tiếng bởi sự hiểm trở, hùng vĩ bậc nhất Việt Nam. Những đèo này còn gây sự chú ý bởi ý nghĩa tên gọi.

Mã Pí Lèng: Tên đèo Mã Pí Lèng theo âm tiếng H'Mông là Mả Pí Lèng – còn được gọi là Mã Pì Lèng hay Mã Pỉ Lèng.

Mã Pí Lèng: Tên đèo Mã Pí Lèng theo âm tiếng H'Mông là Mả Pí Lèng – còn được gọi là Mã Pì Lèng hay Mã Pỉ Lèng.

Đèo nằm ở vùng đất Hà Giang nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.

Đèo nằm ở vùng đất Hà Giang nổi tiếng với những cung đường uốn lượn như con rắn vắt mình từ ngọn núi này sang ngọn núi khác.

Ô Quy Hồ: Đèo Ô Quy Hồ hay còn được gọi là đèo Hoàng Liên, hay đèo Hoàng Liên Sơn hình thành do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Ô Quy Hồ: Đèo Ô Quy Hồ hay còn được gọi là đèo Hoàng Liên, hay đèo Hoàng Liên Sơn hình thành do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Có ý kiến cho rằng tương truyền ở vùng núi này, ngày trước hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000 m này.

Có ý kiến cho rằng tương truyền ở vùng núi này, ngày trước hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000 m này.

Đèo Khau Phạ: Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời, hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời).

Đèo Khau Phạ: Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời, hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời).

Đèo Khau Phạ (Yên Bái) là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.

Đèo Khau Phạ (Yên Bái) là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.

Đèo Pha Đin: Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Pha Đin, trong đó Pha nghĩa là "Trời", Đin là "Đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ nơi đất trời gặp nhau. Đây là đèo núi trên quốc lộ 6 ở giáp ranh giữa xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.

Đèo Pha Đin: Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Pha Đin, trong đó Pha nghĩa là "Trời", Đin là "Đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ nơi đất trời gặp nhau. Đây là đèo núi trên quốc lộ 6 ở giáp ranh giữa xã Phổng Lái huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.

Do sự hiểm trở, quanh co, gấp khúc, du khách thường xếp đèo Pha Đin vào một trong "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng.

Do sự hiểm trở, quanh co, gấp khúc, du khách thường xếp đèo Pha Đin vào một trong "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Mã Pí Lèng.

Đèo Hải Vân: Hay đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ). Đèo dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Đèo Hải Vân: Hay đèo Ải Vân (vì trên đỉnh đèo xưa kia có một cửa ải) hay đèo Mây (vì đỉnh đèo thường có mây che phủ). Đèo dài 20 km, cắt ngang dãy núi Bạch Mã ở giữa ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.

Cung đường đèo Hải Vân khúc khuỷu, ngoằn ngoèo với bên kia là núi non hùng vĩ, dưới là biển xanh mát lạnh tạo thành bức tranh thiên nhiên tráng lệ.

Cung đường đèo Hải Vân khúc khuỷu, ngoằn ngoèo với bên kia là núi non hùng vĩ, dưới là biển xanh mát lạnh tạo thành bức tranh thiên nhiên tráng lệ.

Mời độc giả xem video:Hương vị quê trong món canh chua mận. Nguồn: THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-dang-sau-ten-nhung-cung-deo-hiem-tro-bac-nhat-viet-nam-1556415.html