Sự phát triển của kiến trúc nước Anh dưới triều đại Nữ hoàng Elizabeth II

Nữ hoàng Elizabeth II, nữ quân vương trị vì lâu nhất lịch sử Hoàng gia Anh vừa qua đời. Cùng nhìn lại sự thay đổi về cảnh quan kiến trúc của nước Anh trong thời kỳ nữ hoàng này trị vì.

Năm 2022, Nữ hoàng Elizabeth II trở thành Quốc vương đầu tiên của Hoàng gia Anh được cử hành Đại lễ Bạch kim. Đây là sự kiện đặc biệt kỷ niệm 70 năm trị vì của vị nữ vương này.

Trong lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II cách đây 70 năm, truyền thông đã nói về “thời đại Elizabeth mới” sẽ làm hồi sinh và đưa nước Anh thoát khỏi sự u ám thời hậu chiến.

Sau 7 thập kỷ, lễ kỷ niệm chưa từng có này là cơ hội để mọi người cùng nhau tôn vinh Nữ hoàng và suy ngẫm về di sản của bà về văn hóa, công nghệ và kiến trúc.

Vào những năm 1950, đầu thời kỳ trị vì của Nữ hoàng, cảnh quan kiến trúc tiêu biểu nhất của nước Anh chủ yếu là các nhà thờ, lâu đài và cung điện. Theo tờ The Guardian, vào năm 1952, khi Nữ hoàng Elizabeth II lên ngôi, tòa nhà cao nhất ở Anh là Nhà thờ St Paul.

Nhà thờ St Paul.

Nhà thờ St Paul.

Giờ đây, cảnh quan kiến trúc ở London đã thay đổi đáng kể, nhiều tòa tháp văn phòng bằng kính và thép xuất hiện, nhiều tháp cao hơn 150m. Nhà thấp tầng ngày càng ít là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của thời đại hiện nay.

Bất chấp những thay đổi đáng kể, thuật ngữ “phong cách Elizabeth mới” không thường được nói đến khi mô tả sự phát triển kiến trúc của Vương quốc Anh.

Ngược lại, thời kỳ Nữ hoàng Elizabeth II trị vì chỉ có thể được mô tả là đa nguyên. Phong cách kiến trúc thịnh hành cho các khu nhà ở mới ở Anh trong suốt những năm 1970 là chủ nghĩa hiện đại.

Phần mở rộng Sainsbury Wing của Phòng trưng bày quốc gia London.

Phần mở rộng Sainsbury Wing của Phòng trưng bày quốc gia London.

Các khu phức hợp dân cư lớn như Barbican được hoàn thành vào năm 1982 hoặc Park Hill Estate hoàn thành vào năm 1961. Những công trình này ban đầu gặp phải sự tranh cãi nhưng hiện công chúng đã có cái nhìn cởi mở hơn.

Trong những năm 1980, sự đầu tư của chính phủ Anh vào các khu nhà công cộng và xã hội bị chậm lại. Do đó, sự ảnh hưởng của nhà nước đối với chương trình kiến trúc cũng giảm bớt.

Sự đầu tư của tư nhân đã ảnh hưởng đến sự phát triển kiến trúc của Vương quốc Anh. Các tòa tháp bằng kính và thép đã xuất hiện nhiều hơn, làm thay đổi diện mạo các thành phố lớn.

Tòa nhà Lloyd ở London.

Tòa nhà Lloyd ở London.

Những tượng đài như Norman Foster’s, The Gherkin, Renzo Piano’s hay The Shard có rất ít hoặc hầu như không liên quan đến kiến trúc truyền thống của Anh mà thay vào đó là tạo ra một hình ảnh ấn tượng và kích thích tăng trưởng kinh tế địa phương.

Không có sự phát triển theo phong cách nhất quán nào, các tòa nhà tiêu biểu được lấy ý tưởng từ nhiều phong cách khác nhau, như tòa nhà Lloyd ở London, phần mở rộng Sainsbury Wing của Phòng trưng bày quốc gia London hay Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia phía Bắc.

Kiến trúc độc đáo của tòa nhà Norman Poster.

Kiến trúc độc đáo của tòa nhà Norman Poster.

Với sự phát triển nhanh chóng về cảnh quan kiến trúc của Anh, thật khó để phân định sự tác động và di sản trong thời kỳ của Nữ hoàng Elizabeth II. Bởi triều đại của một vị quân chủ thường được ghi nhớ về tình trạng xã hội trong thời gian họ trị vì. Hiện tại vẫn còn quá sớm để đánh giá vấn đề này.

Trong tương lai, với sự thay đổi về nhận thức sâu sắc, nhiều người có thể đánh giá cao thời đại của Nữ hoàng Elizabeth II. Có thể đây là một trong những thời kỳ nước Anh có sự tiến bộ, đổi mới và không ngừng cải thiện.

Quang Đăng (dịch)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/su-phat-trien-cua-kien-truc-nuoc-anh-duoi-trieu-dai-nu-hoang-elisabeth-ii-2058302.html