Sự lợi hại của tên lửa ATACMS

Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn hay Army Tactical Missile System - ATACMS là sản phẩm của hãng chế tạo Lockheed Martin. Nó được giới thiệu lần đầu tiên từ năm 1987 và từ đó tới nay đã có nhiều biến thể của dòng tên lửa đạn đạo này được giới thiệu với nhiều cải tiến phù hợp với yêu cầu chiến đấu của Lục quân Mỹ.

Điểm mạnh của đạn tên lửa đạn đạo ATACMS là khả năng tự dẫn đường kết hợp giữa quán tính và định vị vệ tinh GPS. Điều này giúp tên lửa có tầm bắn lên tới hơn 300km với độ chính xác cao. Khả năng công phá của tên lửa chiến thuật này là đầu đạn nổ phá mảnh nặng 227kg hoặc đầu đạn chùm để tấn công diện rộng.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn ATACMS.

ATACMS hiện là dòng tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật duy nhất đang nằm trong biên chế Quân đội Mỹ. Ngoài khả năng mang đầu đạn thông thường, khi cần, nó có thể mang đầu đạn hạt nhân để tạo đòn tấn công hủy diệt đối thủ.

Nhờ thiết kế dạng module đặt trong khoang bảo quản kiêm ống phóng kín, đạn tên lửa ATACMS được thiết kế để trang bị trên tổ hợp pháo phản lực M 270 hoặc pháo phản lực cơ động cao HIMARS. Dòng vũ khí này từng được quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 và 2003.

Ngoài quân đội Mỹ, hiện có nhiều quốc gia sở hữu dòng tên lửa chiến thuật này là Bahrain, Hy Lạp, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và UAE.

Theo thông báo từ phía Mỹ, Ukraine có thể nhận các đơn vị tên lửa ATACMS đầu tiên trong cuối tuần tới. Ảnh: Defense News

Trong thời gian tới, tên lửa ATACMS sẽ được Mỹ viện trợ cho Ukraine.

TUẤN SƠN (tổng hợp)

Nguồn QĐND: https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/su-loi-hai-cua-ten-lua-atacms-773980