Sớm giải quyết vướng mắc thực hiện Chương trình 1719

Năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Những tháng đầu năm, Ban Dân tộc tỉnh cùng các địa phương quyết liệt rà soát, xác định tỉ lệ giải ngân vốn và khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình.

Từ nguồn vốn Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, người dân xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh được sắp xếp, bố trí nơi ở mới. Ảnh: NGÔ XUÂN

Rà soát, tháo g khó khăn

Ngay từ đầu năm, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Chương trình 1719).

Quốc hội, Chính phủ và các địa phương cũng quyết liệt hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện chương trình, cụ thể là việc ban hành Nghị quyết 111/2024 về các cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình MTQG nói chung.

Nghị quyết 111 quy định cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình MTQG, gồm: Phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương hằng năm; điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hằng năm; ủy thác vốn của ngân sách địa phương qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội; cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2024-2025…

Ban Dân tộc cùng các địa phương đang khẩn trương nghiên cứu, áp dụng Nghị quyết 111 để tháo gỡ vướng mắc, tồn tại khi thực hiện Chương trình 1719.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, trong quý I/2024, UBND tỉnh đã phân bổ nguồn vốn trung ương thực hiện Chương trình 1719 đợt 1 với tổng kinh phí 196,59 tỉ đồng. UBND tỉnh cũng phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách tỉnh thực hiện chương trình năm 2024 là 14 tỉ đồng và huy động nguồn lực vốn tín dụng theo Nghị định 28/2022 là 13 tỉ đồng.

Các nguồn vốn đã được phân bổ về cho các địa phương, ban ngành liên quan để triển khai thực hiện. Cùng với đó là các nguồn vốn từ năm 2022, 2023 được chuyển nguồn sang năm 2024 nhằm thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình 1719.

N lc gii ngân ngun vn

Theo UBND huyện Sơn Hòa, ngay từ những tháng đầu năm, địa phương đã đôn đốc các xã thụ hưởng chương trình đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn năm 2022-2023; xét duyệt bổ sung danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách Dự án 1, Dự án 2, Tiểu dự án 1 của Dự án 9, thuộc Chương trình 1719 năm 2024… Đến hết tháng 2/2024, huyện Sơn Hòa đã giải ngân 34,54/47,85 tỉ đồng, đạt 72% tổng kế hoạch vốn giao năm 2022. Năm 2023, địa phương đã giải ngân 42,45 tỉ đồng, đạt 47% tổng kế hoạch vốn giao.

Tương tự, đến hết tháng 2/2024, huyện Sông Hinh đã giải ngân 39,88 tỉ đồng vốn đầu tư năm 2022-2023, đạt 92%; giải ngân 6,8 tỉ đồng vốn sự nghiệp, đạt 14,2%. Những tháng đầu năm 2024, địa phương nỗ lực giải ngân nguồn vốn còn lại của năm 2022-2023; đồng thời thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, đối tượng thụ hưởng, lập dự toán kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình cho năm 2024.

Trong quý I/2024, hầu hết các xã, thị trấn thụ hưởng chương trình của huyện Đồng Xuân đều đang lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; đồng thời lập dự toán kinh phí sự nghiệp năm 2024 thực hiện Chương trình 1719. Địa phương cũng thống nhất danh mục công trình đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và năm 2024; phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 nguồn ngân sách trung ương…

Ông Trần Quốc Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết: Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn thực hiện một số dự án, tiểu dự án không thể giải ngân được do đối tượng thụ hưởng không còn và chưa có sự hướng dẫn cụ thể của trung ương. Do vậy, địa phương đã kiến nghị điều chuyển thực hiện các dự án, tiểu dự án khác theo Nghị quyết 111, nhất là vốn sự nghiệp thuộc Tiểu dự án 1 (Dự án 3); Tiểu dự án 3 (Dự án 5), Tiểu dự án 1 (Dự án 9), Tiểu dự án 1 và Tiểu dự án 2 (Dự án 10).

Ông Trương Văn Phương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phấn đấu giải ngân 100% vốn giao trong năm 2024. Do vậy, các địa phương cần khẩn trương báo cáo kết quả thực hiện chương trình đến 20/3; rà soát các nội dung, kinh phí theo Nghị quyết 111, tính toán việc điều chuyển vốn, cắt nguồn một cách cụ thể, chặt chẽ, đúng quy định và đảm bảo tính khả thi.

Các địa phương cần rà soát, thống nhất số liệu về kinh phí thực hiện kế hoạch chương trình MTQG năm 2024; bố trí vốn đầu tư công, vốn đối ứng từ ngân sách địa phương cho các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình. Đặc biệt, cần nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, cơ sở khi triển khai các dự án hỗ trợ phù hợp.

Các địa phương cần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân kinh phí thực hiện chương trình năm 2024 và kinh phí năm 2023 chuyển nguồn; tập trung rà soát các đối tượng thụ hưởng các dự án, tiểu dự án để tiếp tục hướng dẫn, thực hiện có hiệu quả; đánh giá khả năng thực hiện, giải ngân của từng nội dung, dự án đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với khả năng thực hiện.

Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trương Văn Phương

NGÔ XUÂN

Nguồn Phú Yên: https://baophuyen.vn/420/315157/som-giai-quyet-vuong-mac-thuc-hien-chuong-trinh-1719.html