Sóc Trăng tiếp nhận 5 cá thể động vật hoang dã: Có loài quý hiếm!

Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng và Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Cát Tiên) tiếp nhận 5 cá thể động vật hoang dã do người dân giao nộp. Tất cả thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoặc thông thường (IB).

Vào ngày 18/8, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng và Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Cát Tiên) tiếp nhận 5 cá thể động vật hoang dã do ông Nguyễn Hữu Tuấn tự nguyện giao nộp.

Vào ngày 18/8, Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng và Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Cát Tiên) tiếp nhận 5 cá thể động vật hoang dã do ông Nguyễn Hữu Tuấn tự nguyện giao nộp.

5 cá thể động vật hoang dã được ông Nguyễn Hữu Tuấn giao nộp gồm: 1 cá thể gấu chó nặng 30 kg, 1 cá thể gấu ngựa nặng 70 kg, 2 cá thể rái cá vuốt bé có trọng lượng 5 kg và 1 cá thể voọc bạc nặng 1 kg.

5 cá thể động vật hoang dã được ông Nguyễn Hữu Tuấn giao nộp gồm: 1 cá thể gấu chó nặng 30 kg, 1 cá thể gấu ngựa nặng 70 kg, 2 cá thể rái cá vuốt bé có trọng lượng 5 kg và 1 cá thể voọc bạc nặng 1 kg.

Theo ông Võ Minh Thiên - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng, sau khi tiếp nhận, đơn vị kiểm tra sức khỏe cho các cá thể động vật hoang dã và xác nhận tất cả khỏe mạnh. Kế đến, đơn vị đưa chúng về Vườn Quốc gia Cát Tiên để chăm sóc trước khi tái thả về tự nhiên.

Theo ông Võ Minh Thiên - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Sóc Trăng, sau khi tiếp nhận, đơn vị kiểm tra sức khỏe cho các cá thể động vật hoang dã và xác nhận tất cả khỏe mạnh. Kế đến, đơn vị đưa chúng về Vườn Quốc gia Cát Tiên để chăm sóc trước khi tái thả về tự nhiên.

Gấu chó có tên khoa học là Helarctos malayanus. Chúng là loài động vật hoang dã thuộc lớp thú, nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm 1B được ưu tiên bảo vệ.

Gấu chó có tên khoa học là Helarctos malayanus. Chúng là loài động vật hoang dã thuộc lớp thú, nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm 1B được ưu tiên bảo vệ.

Được coi là loài nhỏ nhất trong số tất cả các loài gấu hiện tại, gấu chó trưởng thành có chiều cao từ 1,2 - 1,5m và nặng khoảng 25 - 65 kg.

Được coi là loài nhỏ nhất trong số tất cả các loài gấu hiện tại, gấu chó trưởng thành có chiều cao từ 1,2 - 1,5m và nặng khoảng 25 - 65 kg.

Gấu chó phân bố chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới khu vực Đông Nam Á. Chúng được phát hiện ở một số nước như: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Theo sách Đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa, số lượng gấu chó giảm hơn 30% trong 30 năm qua.

Gấu chó phân bố chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới khu vực Đông Nam Á. Chúng được phát hiện ở một số nước như: Bangladesh, Brunei, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Theo sách Đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa, số lượng gấu chó giảm hơn 30% trong 30 năm qua.

Gấu ngựa có tên khoa học là Urus tibetanus hay Ursus thibetanus. Loài gấu này còn được gọi với các tên như: gấu đen Tây Tạng, gấu đen Himalaya hay gấu đen châu Á. Loài gấu ngựa có vuốt sắc, màu đen với hình chữ "V" đặc trưng màu trắng hay kem ở trên ngực. Gấu ngựa có dài cơ thể khoảng 1,3 - 1,9m.

Gấu ngựa có tên khoa học là Urus tibetanus hay Ursus thibetanus. Loài gấu này còn được gọi với các tên như: gấu đen Tây Tạng, gấu đen Himalaya hay gấu đen châu Á. Loài gấu ngựa có vuốt sắc, màu đen với hình chữ "V" đặc trưng màu trắng hay kem ở trên ngực. Gấu ngựa có dài cơ thể khoảng 1,3 - 1,9m.

Cá thể gấu ngựa đực khi trưởng thành nặng khoảng 110 - 150 kg trong khi con cái nặng khoảng 65 - 90 kg. Gấu ngựa đã được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) khi là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa.

Cá thể gấu ngựa đực khi trưởng thành nặng khoảng 110 - 150 kg trong khi con cái nặng khoảng 65 - 90 kg. Gấu ngựa đã được đưa vào danh sách trong sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) khi là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa.

Rái cá vuốt bé có tên khoa học là Aonyx cinereus là loài rái cá nhỏ nhất thế giới. Khi trưởng thành, chúng nặng khoảng 4,5 kg và chiều dài cơ thể khoảng 61 cm.

Rái cá vuốt bé có tên khoa học là Aonyx cinereus là loài rái cá nhỏ nhất thế giới. Khi trưởng thành, chúng nặng khoảng 4,5 kg và chiều dài cơ thể khoảng 61 cm.

Loài rái cá này sống chủ yếu trong các sông suối, đầm lầy và rừng ngập mặn ở miền nam Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Đông Nam Á. Thức ăn của chúng chủ yếu là động vật thân mềm, giáp xác, cá, côn trùng, động vật lưỡng cư, bò sát.... Rái cá vuốt bé có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, thuộc loài quý hiếm và cần được bảo vệ.

Loài rái cá này sống chủ yếu trong các sông suối, đầm lầy và rừng ngập mặn ở miền nam Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Đông Nam Á. Thức ăn của chúng chủ yếu là động vật thân mềm, giáp xác, cá, côn trùng, động vật lưỡng cư, bò sát.... Rái cá vuốt bé có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, thuộc loài quý hiếm và cần được bảo vệ.

Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/soc-trang-tiep-nhan-5-ca-the-dong-vat-hoang-da-co-loai-quy-hiem-1739517.html