Số phận của vị tướng Đức từng suýt lao vào đánh nhau với Hitler

Là cha đẻ của chiến thuật Chiến tranh Chớp nhoáng, vị tướng này được cho là người có công lớn nhất, trong cuộc chiến xâm lược Ba Lan và Pháp của người Đức.

Vào ngày 22/6/1941, Hitler bất ngờ đưa quân tiến về phía Đông, tung đòn đánh lén vào đất Nga rộng lớn. Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, cùng với chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng của mình, Guderian và những con quái thú bọc thép đã liên tục có được nhiều chiến thắng giòn dã, đập tan lớp phòng thủ của Hồng quân Liên Xô.

Thế nhưng khi chỉ còn cách “trái tim” của nước Nga chưa đầy 300km, Quốc trưởng Hitler thay đổi kế hoạch, chia quân ra đánh về 2 phía Bắc và Nam (Lenningard ở phía Bắc và khu vực Ukraina khi đó thuộc Liên Xô ở phía Nam). Guderian dù kiên quyết phản đối vì cho rằng cái quyết định này sẽ làm mũi tiên công vào thủ đô bị trì hoãn.

Và tất nhiên, Hồng quân Liên Xô đã tận dụng tốt khoảng thời gian vàng ấy để củng cố hàng phòng thủ bảo vệ thủ đô. Với sự lãnh đạo của Guderian, chiến dịch tấn công Ukraina của người Đức diễn ra suôn sẻ, với chiến thắng quyết định ở Kiev vào tháng 9.

Rồi sau khi phí phạm 1 tháng để đánh mục tiêu mà vốn có thể tạm bỏ qua để lúc sau tiêu diệt, Hitler mới lệnh cho Guderian chuyển hướng về Moscow, chuẩn bị xuyên đòn kết liễu vào trái tim nước Nga. Guderian được giao nhiệm vụ đánh vào Tula, 1 thành phố cách thủ đô Moscow 161km về phía Nam.

Tuy khởi đầu một lần nữa là những chiến thắng giòn rã của phe xâm lược, khi đội quân tăng thiết giáp tinh nhuệ nhanh chóng đẩy lui Hồng quân và bao vây Tula vào đầu tháng 12. Nhưng do sự chống cự ngoan cường của những người lính Liên Xô cùng với tiết mùa đông khắc nghiệt của nước Nga.

Những chiếc xe tăng của Guderian đã cạn kiệt sức lực vì thiếu hụt tiếp tế. Trong khi đó, Liên Xô dù bị thiệt hại nặng nhưng vẫn tổ chức phản công quyết liệt. Guderian thấy vậy đành cho quân về thế thủ rồi dần rút lui, bất chấp mệnh lệnh không lùi một bước của Hitler.

Chính từ những bất đồng như này đã làm Quốc trưởng Hitler nổi điên, đẩy Guderian về vườn sống với vợ trước khi giao cho ông xuống làm các nhiệm vụ hậu cần như huấn luyện binh sĩ, cố vấn, sản xuất xe tăng,... và thay vị trí chỉ huy của ông bằng Rudolf Schumndt.

Như đã nói ở trên, sau 1 khoảng thời gian bị Quốc trưởng đuổi về nhà sống với gia đình, đến năm 1943, Guderian được triệu tập trở lại chủ yếu để làm công tác hậu cần như xây dựng chiến lược, thiết kế và sản xuất xe tăng,...

Như đã nói ở trên, sau 1 khoảng thời gian bị Quốc trưởng đuổi về nhà sống với gia đình, đến năm 1943, Guderian được triệu tập trở lại chủ yếu để làm công tác hậu cần như xây dựng chiến lược, thiết kế và sản xuất xe tăng,...

Ông mạnh mẽ khuyên ngăn Hitler không tấn công vào vòng cung Kursk bởi ông cho rằng việc chiến thắng ở vùng đất này không giúp vị thế của nước Đức được nâng cao, đã thế lại còn tốn mạng binh sĩ vô ích, nhưng vị Quốc trưởng cứ thế mà từ chối rồi tiếp tục tiến về phía trước.

Và mọi chuyện sau đó đúng là thảm họa khi quân Đức thất bại ở Kursk và sự lăm le xâm nhập vào đất Pháp của quân Đồng minh (chủ yếu là Anh, Mỹ và Úc). Trước nguy cơ bị đánh từ hai phía, Guderian bèn nỗ lực hết sức để cân bằng 2 mặt trận Đông-Tây.

Ông cũng tham gia cùng 2 vị tướng khác để tranh cãi với tướng Erwin Rommel về cách bày binh bố trận đối với lực lượng thiết giáp để phòng thủ bờ biển Normandy. Guderian sau đó tiếp tục có những bất đồng quan điểm với Hitler khi nhiều lần yêu cầu cho lui quân và đàm phán, giảng hòa với phía Đồng minh.

Thậm chí có lần Guderian còn suýt lao vào đánh nhau với Hitler nếu không có sự can ngăn của các tướng lĩnh khác. Guderian sau đó lại bị đuổi về nhà lần 2 và bị quân Mỹ bắt làm tù binh sau chiến tranh. Guderian bị bắt giam đến năm 1948 thì được ân xá thả về. Ông sau đó viết sách cố vấn cho chính phủ Tây Đức và qua đời năm 1954.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/so-phan-cua-vi-tuong-duc-tung-suyt-lao-vao-danh-nhau-voi-hitler-1649668.html