Siêu vũ khí - tên lửa 'ngày tận thế' của Nga

Mới đây, Asia Times đưa tin, Nga đã chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình với toàn thế giới bằng cách trình làng tên lửa hành trình xuyên lục địa Burevestnik.

Siêu vũ khí - tên lửa 'ngày tận thế' của Nga

Siêu vũ khí - tên lửa 'ngày tận thế' của Nga

Bài báo cho biết: "Nga vừa thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân mới, có tên chính thức là Burevestnik và được các báo cáo gọi là 'Flying Chernobyl', siêu vũ khí của 'ngày tận thế'".

Theo đó, tên lửa Burevestnik cùng với các siêu vũ khí khác mang lại cho Nga nhiều lựa chọn trả đũa hơn nếu Mỹ quyết định tiến hành cuộc tấn công bất ngờ trên biển và trên không.

Ngoài ra, Burevestnik cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat, tên lửa siêu thanh Avangard, Kinzhal và Zircon, cũng như ngư lôi hạt nhân Poseidon, được phát triển để xuyên thủng các hệ thống phòng thủ của đối phương.

Burevestnik là một trong những hệ thống vũ khí mới nhất. Theo Bộ Quốc phòng Nga, tên lửa hành trình xuyên lục địa này có tầm bắn thực tế không giới hạn, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Quân đội Nga lưu ý rằng, tên lửa hành trình bay thấp này là bất khả xâm phạm trước tất cả các hệ thống phòng không hiện có và tương lai.

Theo bộ trên, tên lửa Burevestnik có khả năng né các hệ thống phòng thủ tên lửa và phóng đầu đạn vào mục tiêu một cách bất ngờ. Trong quá trình bay, tên lửa liên tục đổi hướng nhằm tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không trên biển.

Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho rằng, tầm bắn của Burevestnik có thể dao động trong khoảng từ 10.000 đến 20.000 km, nhấn mạnh khả năng nhắm mục tiêu vào nhiều địa điểm trên khắp các châu lục. Tầm bắn này cho phép tên lửa có thể được đặt ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Nga để tiếp cận các mục tiêu ở lục địa Mỹ.

Theo IISS, độ cao di chuyển của tên lửa có thể từ 50 đến 100m, thấp hơn nhiều so với tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng thông thường, khiến radar phòng không rất khó phát hiện.

Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov mô tả Burevestnik như một "vũ khí trả đũa", được thiết kế để tấn công tiếp theo sau tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), đảm bảo khả năng san phẳng các cơ sở hạ tầng quân sự của đối phương.

(theo Asia Times)

Trung Hiếu

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/sieu-vu-khi-ten-lua-ngay-tan-the-cua-nga-245671.html