Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, vì sao Lưu Thiện không lập thừa tướng?

Gia Cát Lượng là công thần khai quốc và là Thừa tướng vĩ đại của nhà Thục Hán. Sau khi Khổng Minh qua đời, hoàng đế Lưu Thiện không lập ai làm thừa tướng. Vì sao lại vậy?

Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng được biết đến là một trong những nhân tài xuất chúng, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông hết lòng phò tá Lưu Bị, giúp quân chủ gây dựng nên nhà Thục Hán.

Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng được biết đến là một trong những nhân tài xuất chúng, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông hết lòng phò tá Lưu Bị, giúp quân chủ gây dựng nên nhà Thục Hán.

Theo đó, Khổng Minh trở thành công thần khai quốc của nhà Thục Hán và được Lưu Bị hết mực tin tưởng, trọng dụng. Vì vậy, ông được nhà vua phong làm Thừa tướng.

Theo đó, Khổng Minh trở thành công thần khai quốc của nhà Thục Hán và được Lưu Bị hết mực tin tưởng, trọng dụng. Vì vậy, ông được nhà vua phong làm Thừa tướng.

Trước khi băng hà, Lưu Bị đã nhờ cậy Gia Cát Lượng "trông nom", phò tá con trai là Lưu Thiện. Lưu Bị trước cũng dặn dò Lưu Thiện rằng phải đối đãi với thừa tướng như cha. Với một lòng tận trung báo quốc, Khổng Minh tiếp tục phò tá Lưu Thiện giúp con trai Lưu Bị thuận lợi lên ngôi.

Trước khi băng hà, Lưu Bị đã nhờ cậy Gia Cát Lượng "trông nom", phò tá con trai là Lưu Thiện. Lưu Bị trước cũng dặn dò Lưu Thiện rằng phải đối đãi với thừa tướng như cha. Với một lòng tận trung báo quốc, Khổng Minh tiếp tục phò tá Lưu Thiện giúp con trai Lưu Bị thuận lợi lên ngôi.

Do Lưu Thiện còn nhỏ tuổi nên thừa tướng Gia Cát Lượng xử lý nhiều chuyện triều chính giúp nhà Thục Hán vững mạnh mà không hề có suy nghĩ đoạt ngôi. Vị thừa tướng tài năng này cũng tiến hành 5 cuộc Bắc phạt nhưng đều không thành công. Trong lần Bắc phạt thứ 6, Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời ở tuổi 54 tại gò Ngũ Trượng.

Do Lưu Thiện còn nhỏ tuổi nên thừa tướng Gia Cát Lượng xử lý nhiều chuyện triều chính giúp nhà Thục Hán vững mạnh mà không hề có suy nghĩ đoạt ngôi. Vị thừa tướng tài năng này cũng tiến hành 5 cuộc Bắc phạt nhưng đều không thành công. Trong lần Bắc phạt thứ 6, Gia Cát Lượng lâm bệnh và qua đời ở tuổi 54 tại gò Ngũ Trượng.

Cái chết của Gia Cát Lượng là tổn thất lớn đối với nhà Thục Hán. Không chỉ nhiều người thương tiếc, hoàng đế Lưu Thiện cũng vô cùng đau buồn khi mất đi một trụ cột quan trọng trong triều đình. Sau khi Khổng Minh chết, Lưu Thiện không lập ai làm thừa tướng.

Cái chết của Gia Cát Lượng là tổn thất lớn đối với nhà Thục Hán. Không chỉ nhiều người thương tiếc, hoàng đế Lưu Thiện cũng vô cùng đau buồn khi mất đi một trụ cột quan trọng trong triều đình. Sau khi Khổng Minh chết, Lưu Thiện không lập ai làm thừa tướng.

Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Thiện không phong cho người nào làm Thừa tướng, thế chỗ Gia Cát Lượng được cho là vì 3 lý do. Đầu tiên là Lưu Thiện để trống chức vụ thừa tướng để bày tỏ sự tôn trọng và lòng tiếc thương trước sự ra đi của Gia Cát Lượng.

Theo các nhà nghiên cứu, Lưu Thiện không phong cho người nào làm Thừa tướng, thế chỗ Gia Cát Lượng được cho là vì 3 lý do. Đầu tiên là Lưu Thiện để trống chức vụ thừa tướng để bày tỏ sự tôn trọng và lòng tiếc thương trước sự ra đi của Gia Cát Lượng.

Lưu Thiện biết rõ nhờ có Gia Cát Lượng mà ông có thể ngồi vững trên ngai vàng của nhà Thục Hán suốt nhiều năm. Vậy nên, khi Gia Cát Lượng mất năm 234, Lưu Thiện đã ban tặng chiếu thư, trong đó có truy tặng ấn thụ Thừa tướng Vũ Hương hầu, thụy hiệu Trung Vũ hầu.

Lưu Thiện biết rõ nhờ có Gia Cát Lượng mà ông có thể ngồi vững trên ngai vàng của nhà Thục Hán suốt nhiều năm. Vậy nên, khi Gia Cát Lượng mất năm 234, Lưu Thiện đã ban tặng chiếu thư, trong đó có truy tặng ấn thụ Thừa tướng Vũ Hương hầu, thụy hiệu Trung Vũ hầu.

Lý do thứ hai là vì thừa tướng là chức vụ nắm giữ quyền lực rất lớn, chỉ sau nhà vua. Lưu Thiện không thấy vị quan nào có tài năng, bản lĩnh và tấm lòng hết mực trung thành với vua như Gia Cát Lượng. Vậy nên, hoàng đế thứ hai của nhà Thục Hán không lập thừa tướng mới.

Lý do thứ hai là vì thừa tướng là chức vụ nắm giữ quyền lực rất lớn, chỉ sau nhà vua. Lưu Thiện không thấy vị quan nào có tài năng, bản lĩnh và tấm lòng hết mực trung thành với vua như Gia Cát Lượng. Vậy nên, hoàng đế thứ hai của nhà Thục Hán không lập thừa tướng mới.

Nguyên nhân thứ ba khiến Lưu Thiện không lập thừa tướng mới là vì ông không muốn bị người thế chỗ Khổng Minh thao túng, khống chế. Nếu lập thừa tướng mới, người này có thể có dã tâm, chuyên quyền, thao túng triều đình, thậm chí âm mưu phế truất nhà vua.

Nguyên nhân thứ ba khiến Lưu Thiện không lập thừa tướng mới là vì ông không muốn bị người thế chỗ Khổng Minh thao túng, khống chế. Nếu lập thừa tướng mới, người này có thể có dã tâm, chuyên quyền, thao túng triều đình, thậm chí âm mưu phế truất nhà vua.

Là người được vua cha Lưu Bị và Khổng Minh dạy dỗ nhiều năm, Lưu Thiện hiểu rõ chức vụ thừa tướng sẽ khiến nhiều người nổi lòng tham. Một vị leo lên được vị trí thừa tướng trên vạn người và chỉ dưới hoàng đế, họ có thể không còn là vị quan thanh liêm, chính trực như trước mà dần biến chất, đe dọa quyền lực và ngai vàng của Lưu Thiện.

Là người được vua cha Lưu Bị và Khổng Minh dạy dỗ nhiều năm, Lưu Thiện hiểu rõ chức vụ thừa tướng sẽ khiến nhiều người nổi lòng tham. Một vị leo lên được vị trí thừa tướng trên vạn người và chỉ dưới hoàng đế, họ có thể không còn là vị quan thanh liêm, chính trực như trước mà dần biến chất, đe dọa quyền lực và ngai vàng của Lưu Thiện.

Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/sau-khi-gia-cat-luong-qua-doi-vi-sao-luu-thien-khong-lap-thua-tuong-1848386.html